Hướng dẫn học sinh làm văn tả đồ vật

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. LƯU Ý

Để làm tốt bài văn miêu tả các đồ vật đơn giản, gần gũi với cuộc sống xung quanh, các em cần phải:
– Xác định rõ đồ vật cần được miêu tả là vật gì.

– Quan sát kĩ đồ vật sẽ tả để tìm ra nét nổi bật riêng của đồ vật đó về hình dáng, màu sắc, cấu tạo, công dụng…
Trong khi quan sát, các em cần vận dụng quan sát bằng mắt (thị giác) để thấy rõ về hình dáng, kích thước, màu sắc…, bằng tai (thính giác) để nghe âm thanh, tiếng động của vật khi ta sử dụng (đồng hồ kim, quạt máy chạy…), bằng xúc giác để cảm nhận bộ bóng, pin, mịn, phẳng, nhám… của vật.
– Dùng từ ngữ thích hợp để làm nổi bật các đặc điểm riêng của đồ vật, dùng từ ngữ hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để việc miêu tả được cụ thể, sinh động hơn.

READ:  Em hãy thuyết minh về nón bảo hiểm khi đi trên me máy

II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

1. Mở bài
Có thể mở bài theo một trong những cách sau:
a. Giới thiệu ngay đồ vật định tả (mở bài trực tiếp).
b. Nói chuyện khác có liên quan để dẫn vào việc giới thiệu đồ vật định tả (mở bài gián tiếp).
2. Thân bài
– Tả bao quát toàn bộ đò vật (hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,..)
– Tả những bộ phận đặc điểm nổi bật:
Lần lượt tả từng bộ phận của đồ vật theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới hoặc từ ngoài vào trong…
– Nêu rõ công dụng của đồ vật hay của từng bộ phận.
3. Kết bài
Có thể kết bài theo một trong những cách sau:
a. Nêu cảm nghĩ với đồ vật định tả (kết bài không mở rộng).
b. Từ công cụ của đồ vật, nêu thêm mối quan hệ giữa con người với đồ vật đó, bàn luận dẫn dắt người đọc liên tưởng hoặc suy nghĩ thêm về những vấn đề có liên quan (kết bài mở rộng).