Khái niệm và cấu trúc quan hệ pháp luật

Khái niệm quan hệ pháp luật

Xã hội là tổng thể các quan hệ phức tạp, đa dạng nảy sinh giữa con người với con người và các quan hệ đó gọi là các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm xã hội khác nhau như: quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, các tín đồ tôn giáo, phong tục tập quán. Trong xã hội có Nhà nước, các quan hệ xã hội quan trọng được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Kết quả cuối cùng của sự điều chỉnh ấy là các chủ thể trong quan hệ xã hội buộc phải cõ những xử sự nhất định phù hợp với các quy phạm pháp luật mà họ trở thành những chủ thể mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Khi các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật tác động, điều chỉnh chính là các quan hệ pháp luật.

Như vậy, quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

READ:  Bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - PLĐC

Cấu trúc của quan hệ pháp luật

Bất cứ một quan hệ pháp luật nào cũng bao gồm có ba yếu tố Chủ thể, Khách thể và Nội dung:

– Chủ thể của quan hệ pháp luật: Là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

– Khách thể của quan hệ pháp luật: Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội thông qua việc đọng vào hành vi xử sự của con người trong các quan hệ ý chí cụ thể. Vì vậy, có thể nói khách thể cảu quan hệ pháp luật là hành vi xử sự của các chủ thể.

Khách thể của quan hệ pháp luật nên lên vị trí, ý nghĩa của quan hệ pháp luật được pháp luật bảo vệ, đồng thời cũng thể hiện thái độ của Nhà nước đối với khách thể của quan hệ pháp luật bị xâm phạm.

READ:  Những căn cứ để phân chia ngành luật - PLĐC

– Nội dung của quan hệ pháp luật:

Một trong những yếu tố cơ bản của quan hệ pháp luật là nội duyng của nó. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

Quyền pháp lý là mức độ, khả năng được phép xử sự của các chủ thể được Nhà nước quy định và bảo vệ.
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự của Nhà nước bắt buộc chủ thể trong quan hệ phải tiến hành nghĩa vụ của mình nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của các chủ thể khác và được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.