Truyện cây huyết dụ chắc chịu ảnh hưởng của phật thoại, nó được nhân dân lưu truyền khá rộng. Có thể so sánh với truyện Rắn báo oán (số 158, tập IV).
Trong Bản quốc dị văn lục có kể truyện trên và cho rằng sư cụ chính là bố của Nguyễn Xí người làng Lê-xá huyện Chân-phúc (tức Nghi-lộc) Nghệ-an, tên là Trị. Cuối đời Trần thi không đỗ, ông bỏ đi tu, trụ trì ở chùa làng, lấy tên là Hòa Nam thiền sư. Sa41u khi nghỉ đánh chuông để cứu mẹ con người đàn bà trong mộng, sư bèn bỏ tiền mua lấy đàn lợn ấy của bác đồ tể rồi đem thả chúng vào rừng. Về sau, sư bị hổ giết, mối đùn thành mộ. Nhưng con cháu của sư thì từ đó có địa vị rất cao ở triều đình nhà Lê. Người chép truyện có ý nói đó là nhờ mẹ con con lợn báo ơn một cách huyền bí mới được như thế.
Một truyền thuyết về Nguyễn Nghiễm cũng có nội dung tương tự:
Nguyễn Nghiễm – cha của thi hào Nguyễn Du – một lần về chơi quê nhà, một đêm mộng thấy một người đàn bà đến cầu cứu mình: – “Xin cụ làm ơn cứu mạng. Con đang có thai, được mẹ tròn con vuông là nhờ ơn cụ”. Tỉnh dậy, ông không hiểu thế nào cả. Nhưng sau đó bỗng thấy có người đến biếu một con cá chép rất to vừa đánh lưới dược. Trông thấy con cá có chửa, ông nhớ đến giấc mộng hôm qua, liền sai người nhà thả xuống sông. Đêm hôm ấy, lại mộng thấy người dàn bà nọ đến cảm ơn mình. Từ đấy họ Tiên-điền có tục kiêng ăn cá chép.
Theo lời kể của người miền Bắc.
Theo Gia phả Trung Cẩn công ở Tiên-điền (Hà-tĩnh).