Khi xây dựng một đề xuất nghiên cứu thì việc tóm lược lý thuyết có liên quan sẽ tiến hành đồng thời với quá trình nhận dạng và nêu vấn đề nghiên cứu hay sẽ tiến hành sau khi nhận dạng vấn đề nghiên cứu? Tại sao?

Tóm lược lý thuyết liên quan chia làm hai nhóm. Một là tập trung vào tóm lược các nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện trong quá khứ để đưa ra kết luận chung về kết quả của các nghiên cứu này. Mục đích là đúc kết những gì đã làm được (đã tổng quát được) và những gì cần được tiếp tục nghiên cứu (khe hổng nghiên cứu). Hai là tập trung vào các lý thuyết đã có cùng giải thích một hiện tượng khoa học nào đó và so sánh chúng về mặt độ sâu, tính nhất quán cũng như khả năng dự báo của chúng.

Mặt khác việc tóm lược lý thuyết còn phục vụ nhiều công đoạn trong quá trình nghiên cứu:

1- Xác định vấn đề nghiên cứu: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta nhận dạn những gì đã làm và những gì chưa được làm (khe hổng nghiên cứu). Vì vậy một tổng kết tốt sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian và định vị được nghiên cứu của mình.

2- Cơ sở lý thuyết: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta xây dựng được nền tảng lý thuyết cho mô hình, giả thuyết cho nghiên cứu kiểm định lý thuyết, hoặc làm cơ sở cho việc cần thiết phải xây dựng lý thuyết. Giúp chúng ta tăng kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu, nhận dạng được lý thuyết nền tảng.

READ:  Tổng hợp đề thi Phương pháp nghiên cứu khoa học - PPNCKH

3- Chọn lựa phương pháp: Tóm lược lý thuyết giúp chúng ta có cơ sở biện luận, so sánh kết quả nghiên cứu của mình và những nghiên cứu trước đó, đặc biệt là những gì mang tính bổ sung và mang tính đối kháng với các kết quả đó.

Tóm lại để tóm lược các lý thuyết liên quan phù hợp, chính xác làm nền tảng cho nghiên cứu đòi hỏi quá trình nhận dạng vấn đề nghiên cứu chi tiết, rõ ràng. Nó là căn cứ để người nghiên cứu tập trung tìm hiểu, thu thập dữ thông tin lý thuyết liên quan chính xác, cụ thể.

Tuy nhiên quy trình nghiên cứu bao giờ cũng được bắt đầu bằng cách xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu có thể đến nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ 2 nguồn chính là thực tiển thị trường và lý thuyết đã có. Vì vậy chúng ta luôn luôn phải tổng kết các nghiên cứu và lý thuyết đã có để xem xét chúng để giải quyết vấn đề nghiên cứu đến mức độ nào.

READ:  Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu phi xác suất? Lấy ví dụ

Nếu chưa có lý thuyết liên quan thì chúng ta tiến hành xây dựng lý thuyết mới. Nếu có chúng ta tiến hành tìm khe hổng nghiên cứu để tiến hành phát triển lý thuyết giải thích khe hổng đó. Như vậy trên thực tế trong quá trình tóm lược lý thuyết liên quan cũng góp phần xác định và nêu vấn đề nghiên cứu.