Nghiên cứu định tính là gì? Phân tích sự khác biệt so với nghiên cứu định lượng?

Hỏi/Đáp: Nghiên cứu định tính là gì? Phân tích sự khác biệt so với nghiên cứu định lượng? có những phương pháp thu thập thông tin định tính nào, kích cỡ mẫu như thế nào? Cho 1 ví dụ về phương pháp thu thập thông tin định tính, và tỉ lệ lấy mẫu.

a) Nghiên Cứu Định Tính Là Gì?

– Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu

– Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó

– Các phương pháp nghiên cứu định tính được phát triển và sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học, một bộ môn khoa học xã hội

b. Sự khác biệt giữa định tính và định lượng

Định Lượng Định Tính
– Kiểm tra những giả thiết mà nhà nghiên cứu bắt dầu – Nắm bắt và khám phá ý nghĩ một khi nhà nghiên cứu bị chìm trong dữ liệu
– Những khái niệm dưới hình thức những biến số riêng biệt – Những khái niệm dưới hình thức những chủ dề, sự tổng hợp và sự phân loại
– Ðo luờng là sự sáng tạo có hệ thống truớc khi thu thập và chuẩn hóa dữ liệu – Ðo lường là sự sáng tạo trong cách ứng khẩu và thuờng riêng biệt hóa cho từng cá nhân hoặc nhà nghiên cứu
– Dữ liệu duới hình thức là những con số từ việc do luờng chính xác – Dữ liệu dưới hình thức những từ ngữ và hình ảnh từ tài liệu, quan sát và sao chép
– Lý thuyết là nguyên nhân phong phú và có tính suy diễn – Lý thuyết có thể là nguyên nhân hoặc không và nó thường được quy nạp
– Bắt nguồn cho nghiên cứu là những tiêu chuẩn hay những giả định trước – Bắt nguồn cho nghiên cứu là những quan điểm cá nhân
– Phân tích quy trình bằng cách thống kê, biểu bảng, hoặc bản dồ và thảo luận xem chúng thể hiện mối liên kết với giả thuyết như thế nào – Phân tích quy trình bằng cách chép chủ đề hoặc tổng hợp từ bằng chứng và dữ liệu để trình bày bức tranh mạch lạc, thích hợp
READ:  Vì sao phải chọn mẫu? Sự giống nhau và khác nhau giữa chọn mẫu trong nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng?

c) có những phương pháp thu thập thông tin định tính nào?

* Phỏng vấn không cấu trúc: Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn

• – Ưu điểm của PVKCT: – Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng.

– Lấy được thông tin nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

-Áp dụng được trong trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức (ví dụ khi nghiên cứu về gái mãi dâm đứng đường hoặc trẻ em lang thang …).

– Đặc biệt hữu ích trong nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm như tình dục, mãi dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS …

• – Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu

* Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Bao gồm các loại:

• Phỏng vấn sâu : tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể

• Nghiên cứu trường hợp: Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm

o Ưu điểm của PV bán cấu trúc

– Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn

– Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin nhưng vẫn cho

phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh.

– Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được

o Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp

READ:  Những cấu trúc thể hiện hành vi của người tiêu trong điều tra thị trường về sử dụng mạng điện thoại di động này?

* Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống: Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau.

– Chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu

– phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân

* PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT: cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu

• Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia

• Quan sát công khai/ hay bí mật

• Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan sát cho đối tượng bị quan sát biết

d) kích cỡ mẫu như thế nào?

– Mẫu chọn xác suất nhằm bảo dảm kết quả thu duợc mang tính đại diện có ý nghia thống kê cho quần thể nghiên cứu mà từ dó mẫu duợc rút ra. Mẫu chọn xác suất bao gồm các mẫu ngẫu nhiên giản đơn, mẫu ngẫu nhiên phân tầng và mẫu chùm.

– Chọn mẫu phi xác suất có thể có tính đại diện về mặt lý thuyết cho quần thể nghiên cứu nếu sử dụng tối đa phạm vi và sự đa dạng của đối tuợng nghiên cứu. NCV chọn dịa diểm nghiên cứu hay các dối tuợng cung câp thông tin có tính dại diện cho một số dặc diểm quan trọng dối với chủ dề nghiên cứu (ví dụ dặc diểm dịa lý, nhóm dân tộc, học vấn, tuổi …). Trong truờng hợp này, một số luợng nhỏ các dại diểm nghiên cứu hoặc dối tuợng nghiên cứu duợc chọn một cách dặc biệt có thể cung cấp một luợng thông tin xác thực và có tính đại diện.