Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao

Trong bài này chia sẻ cách các bạn làm một bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao trong giờ kiểm tra hay các kỳ thi. Các bạn nhớ đọc kỹ, và tham khảo một số đề văn mẫu NLXH tại đây, nếu chưa vững kiến thức về văn nghị luận bạn xem thêm bài này Văn nghị luận là gì? hoặc bài Nghị luận xã hội: Học để làm gì ? chúc các bạn thành công.

[toc]

Trước một đề văn nghị luận xã hội, các bước làm bài văn nghị luận xã hội thế nào để có được cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao là rất quan trọng? Thực tế có không ít những học sinh không biết cách làm bài, không ít những bài làm văn chưa hiểu đề, lạc đề hoặc quá lan man, hoặc quá sơ sài. Vậy làm thế nào để học tốt môn văn? Cách học giỏi môn văn thế nào để áp dụng vào đề văn nghị luận xã hội?

Đề văn nghị luận xã hội là kiểu bài làm văn chuyên về bàn bạc các vấn đề xã hội như chính trị, đạo đức, lối sống, tính cách… nhằm làm rõ đúng sai, tốt xấu của vấn đề, từ đó có thể hiểu một cách thấu đáo để vận dụng vào thực tiễn. Điểm thi lớp 10 sẽ hướng dẫn bạn lập dàn ý về cách làm bài văn nghị luận xã hội để có được phương pháp học văn hiệu quả:

Các bước làm bài văn nghị luận xã hội: trong bài nên có đầy đủ các ý chính theo dàn bài sau:

READ:  Chuẩn kiến thức kỹ năng đạo đức 1

I – Mở bài

-Phần mở bài cần giới thiệu, dẫn dắt vấn đề và nêu lên được tính cấp thiết của vấn đề cần đưa ra nghị luận.

– Mở ra hướng giải quyết vấn đề

II – Thân bài

1. Thực trạng của vấn đề cần nghị luận.

– Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.

– Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch.

– Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc

2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.

– Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến các thực trạng đó? Có thể bổ sung thêm điều gì?

– Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.

– Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

3. Hậu quả hoặc kết quả của bài văn nghị luận.

Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống; thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, gây hậu quả ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề. Nếu có được dẫn chứng từ thực tế, địa phương, lập luận sắc bén thì sẽ nêu bật được hậu quả của vấn đề cần nghị luận

READ:  Giá trị nội dung của tập thơ Nhật ký trong tù

4. Biện pháp khắc phục trong bài văn nghị luận xã hội

Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống (từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).

II – Kết bài

Nêu suy nghĩ về vấn đề đã nghị luận và bài học cho bản thân.

Đây chỉ là dàn ý chung giới thiệu các bước làm bài văn nghị luận xã hội để có được một bài văn nghị luận xã hội tốt.

Thực tế, để có được phương pháp học tốt thì dù là nghị luận về một hiện tượng đời sống hay về một tư tưởng thì không phải lúc nào cũng có đủ các luận điểm đã nêu, vì còn tùy thuộc vào kỹ năng làm bài thi môn văn của từng bạn.

Cách sắp xếp luận điểm cũng cần linh hoạt, tùy theo đề và mục đích nhấn mạnh của người viết, đó mới là cách học hiệu quả.