Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vần đề xã hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người
CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm.
Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CSXH và CTXH là 2 mảng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau là cơ sở, nền tảng, bộ phận nối liền nhau trong hoạt động quản lý nhà nước cụ thể như sau:
Chính sách xã hội là cơ sở cho tổ chức và hoạt động của công tác xã hội
Chính sách xã hội định hướng cho hành động của công tác xã hội
Công tác xã hội là là hoạt động đưa các chính sách xã hội vào thực tiễn
Công tác xã hội ngoài thực tiễn giúp cho những nhà hoạch định chính sách xã hội thấy được những ưu điểm, hạn chế, bất cập của chính sách xã hội, của xã hội từ đó đề ra những chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp.