Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước ra đời đã đánh dấu sự chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ. Sự chuyển biến về kinh tế là điều kiện dẫn đến sự chuyển biến về đời sống xã hội.
Qua bài học này các em nắm vững kiến thức:Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực; Sự nảy sinh những vùng VH trên khắp ba miền đất nước chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là VH Đông Sơn.
[toc]1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
– Sản xuất phát triển, lao động ngày càng phức tạp, dẫn đến sự phân công lao động.
– Phân công theo nghề nghiệp: nông nghiệp và thủ công nghiệp
– Nam giới: làm công việc nặng nhọc, lo việc ngoài đồng, săn bắt, chế tác công cụ…
– Phụ nữ: công việc nhẹ nhàng, tỉ mỉ, công việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải…
2. Xã hội có gì đổi mới:
– Hình thành làng bản (chiềng chạ), đứng đầu là già làng.
– Nhiều làng bản trong một vùng có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi là bộ lạc.
– Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng (già làng ). Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng.
– Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
– Xã hội đã có sự phân chia giàu nghèo (nhưng chưa lớn).
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
– Công cụ bằng đồng: Phong phú, đa dạng, gần như thay thế đồ đá.
– Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta đã hình thành các trung tâm văn hóa lớn.Óc Eo ( An Giang ) ở Tây Nam Bộ; Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi ), ở Nam Trung Bộ ; Đông Sơn ( Thanh Hoá ) ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ.
– Cuộc sống có phần ổn định.
– Đồng gần như thay thế đá:
- Công cụ đồng: Lưỡi cày, lưỡi rìu.
- Vũ khí đồng: lưỡi giáo, mũi tên.
– Cư dân của văn hoá Đông Sơn gọi chung là Lạc Việt.
4. Củng cố luyện tập:
Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau.
- Đàn bà dệt vải.
- Đàn ông săn bắn.
- Đàn bà làm đồ trang sức.
- Đàn ông làm việc nhà.
- Đàn bà chế tác công cụ sản xuất.
Đáp án: 1Đ, 2Đ, 3S, 4S, 5S