Sau cuộc khởi nghĩa bà Triệu thất bại, nước ta tiếp tục bị phong kiến phương Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết ko cam chịu cuộc sống nô lệ và đã vùng lên theo Lí Bí tiến hành khởi nghĩa và giàng được thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa? Diễn biến, Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa như thế nào? Chúng ta tìm hiểu ngay sau đây:
[toc]1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào.
Về mặt hành chính: Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới:
- Giao Châu: (đồng bằng trung du Bắc Bộ)
- Ái Châu ( T.Hoá )
- Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu (Nghệ Tĩnh).
- Hoàng Châu (Quảng Ninh)
Về việc sắp đặt quan lại cai trị: Người cùng họ với vua và các họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng.
Biện pháp bóc lột: Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế, vơ vét của cải và bóc lột nhân dân hết sức thậm tệ. => chính sách cai trị rất tàn bạo.
Đầu thế kỷ VI, ách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta như thế nào?
Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới. Phần đất Âu Lạc cũ nhà Lương chia lại. Như vậy về mặt hành chính một lần nữa nước ta lại bị chia lại. Thời nhà Ngô, phần đất Châu Giao (Âu Lạc cũ) gồm 3 quận. Thời nhà Lương chia thành 6 quận.
Việc sắp đặt quan lại cai trị của nhà Lương ở nước ta có gì thay đổi?
Thực hiện chế độ “sĩ tộc”, chỉ sử dụng những tôn thất và những người thuộc dòng họ lớn giữ các chức vụ quan trọng.
Em nghĩ gì về thái độ nhà Lương đối với nước ta.
Chúng thực hiện sự phân biệt rất trắng trợn, người Việt ko được giữ những chức vụ quạn trọng.
Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu.
(Tàn bạo, mất lòng dân. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.)
Đến thế kỷ VI nước ta chịu sự thống trị của nhà Lương, chúng xiết chặt ách đô hộ với dân ta, chúng chia nhỏ đơn vị hành chính, về tổ chức bộ máy thực hiện chế độ “sĩ tộc”tôn thất các dòng họ mới được giữ chức vụ quan trọng, dân ta phải chịu hàng trăm thứ thuế, cuộc sống nhân dân vô cùng cực khổ. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổi dậy đấu tranh
2. Khởi nghĩa Lí Bí, nước Vạn Xuân thành lập.
Nguyên nhân: Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương đối với nhân dân ta.
Diễn biến:
- Mùa xuân năm 542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (bắc Sơn Tây), ông được hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng.
- Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, thứ sử Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về TQ.
- Tháng 4/542 nhà Lương huy động quân sang đàn áp, bị quân ta đánh bại, ta giả phóng thêm Hoàng Châu (Q.Ninh).
- Đầu năm 543 nhà Lương tấn công lần 2, quân ta chủ động đánh địch ở Hợp Phố, tướng địch bị giết, quân Lương bại trận.
Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lí Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lí Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (HN).
- Lí nam Đế thành lập triều đình với 2 ban: ban văn, ban võ.
- Đứng đầu ban văn: Tinh thiều.
- Đứng đầu ban võ: Phạm Tu.
Đầu thế kỷ VI, nước ta bị nhà Lương đô hộ, đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ. Dưới sự lãnh đạo của Lí Bí nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh, cuộc khởi nghĩa diẽn ra trong 1 thời gian ngắn và thu được thắng lợi, quân Lương bại trận, Lí Bí xưng đế, lập ra nước Vạn Xuân, nước Vạn Xuân ra đời có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta. -> khẳng định nước ta có chủ quyền.
Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa?
Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian ngắn, nghĩa quân chủ động đánh địch rất kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có hiệu quả lam cho quân Lương bị thất bại nặng nề.
Em hiểu Vạn Xuân nghĩa là gì ?
Đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.
Việc Lí Bí lên ngôi và đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa ntn?
Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộcvào Trung Quốc. Đây là ý trí của đân tộc VN.
Sau khi lên ngôi, Lí Nam Đế tổ chức bộ máy nhà nước ntn ?
Đây là bộ máy nhà nước phong kiến độc lập trung ương tập quyền sơ khai.
3. Qua bài này học sinh cần nắm được
– Đầu thế kỷ VI nước ta vẫn bị PKTQ (lúc này là nhà Lương) thống trị, chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lí Bí.
– Cuộc khởi nghĩa Lí Bí diễn ra trong thời gian ngắn, nhg nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận huyện của Giao Châu, nhà Lương hai lần cho quân sang chiếm lại nhưng đều thất bại.
– Việc Lí Bí xưng đế và lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử DT.
– Biết xác định nguyên nhân của sự kiện, biết đánh giá sự kiện,. Tiếp tục rèn luyện kỹ năng cơ bản về đọc lược đồ.
– Sau hơn 600 năm bị PK phương Bắc thống trị, đồng hoá. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí nước Vạn Xuân ra đời đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của DT ta.
Tham khảo:
Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân
Lý Bí xuất thân từ một hào trưởng địa phương. Theo sử cũ, quê ông ở huyện Thái Bình (có lẽ ở phía trên thị xã Sơn Tây, trên hai bờ sông Hồng). Một thời, ông có ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) xin bổ một chức quan (trước năm 521). Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và bình dân. Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh là hàn môn, không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài.
Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu nước ta (Việt Nam xưa), đồng thời nổi dậy chống Lương. Theo sử cũ Việt Nam, thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh. Đứng trước cuộc khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa phương Tiêu Tư thứ sử Giao Châu khiếp hãi, không dám chống cự chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu.
Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh).
Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có phản ứng đối phó. Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử ái Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía bắc nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí. Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.
Thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa đông năm ấy. Bọn này dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1 năm 543).
Chủ động đánh giặc, nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng không được. Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng “giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân”. Thấy quân lính bị thiệt hại quá nặng, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu bị tội chết ở Quảng Châu.
Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân, tháng Giêng theo lịch Trăng (2-544), Lý Bí dựng lên một nước mới, với quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Sử cũ (Đại Việt sử ký) đã bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có “ý mong xã tắc được bền vững muôn đời”
Lý Bí là người Việt Nam đầu tiên tự xưng hoàng đế, Việt đế theo sử Bắc (Tự trị thông giám) hay Nam đế theo sử Nam. Và bãi bỏ chính sóc (lịch) của Trung Quốc, ông cũng đặt cho Vạn Xuân và triều đại mới một niên hiệu riêng, Đại Đức theo sử Bắc hay Thiên Đức theo sử Nam (Thiên Đức phải hơn, vì khảo cổ học đã tìm thấy những đồng tiền Thiên Đức đúc thời Lý Nam Đế).
Xưng đế, định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng, lấy Nam đối chọi với Bắc, lấy Việt đối sánh với Hoa, những điều đó nói lên sự trưởng thành của ý thức dân tộc, lòng tự tin vững chắc ở khả năng tự mình vươn lên, phát triển một cách độc lập. Đó là sự ngang nhiên phủ định quyền làm “bá chủ toàn thiên hạ” của hoàng đế phương bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực, và là sự khẳng định dứt khoát rằng nòi giống Việt phương Nam là một thực thể độc lập, là chủ nhân của đất nước và nhất quyết giành quyền làm chủ vận mệnh của mình.
Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí địa lý trung tâm đất nước của miền sông nước Tô Lịch. Hà Nội cổ, từ giữa thế kỷ 6, bước lên hàng đầu của lịch sử đất nước.
Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) “để phòng ngừa Di Lão” Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.
Nhà nước Vạn Xuân, dù mới dựng, cũng bỏ tiền xây một ngôi chùa lớn, sau trở thành một trung tâm Phật giáo và Phật học lớn của Việt Nam. Đó là chùa Khai Quốc, tiền thân của chùa Trấn Quốc ở Hà Nội ngày nay. Ngay cái tên, “chùa Mở Nước” cũng đã hàm chứa nhiều ý nghĩa!
Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa nằm ở trên một hòn đảo ở Hồ Tây, Hà Nội. Vào thời vua Lý Nam Đế (544-548), chùa có tên là Khai Quốc, và ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành An Quốc.
Đầu năm 545, nhà Lương bắt đầu tổ chức cuộc xâm lược Vạn Xuân nhằm chinh phục lại châu Giao, “thuộc quốc” cũ. Dương Phiêu được cử làm thứ sử châu Giao. Trần Bá Tiên, viên tướng vũ dũng xuất thân “hàn môn” nhưng có công đánh dẹp châu Quảng, được cử làm tư mã Giao Châu, lĩnh thái thú Vũ Bình, cùng Dương Phiêu tổ chức cuộc chinh phục Vạn Xuân.
Quân Vạn Xuân có khoảng vài vạn người giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, chiến đấu chống giặc.
Thành đất, lũy tre gỗ, không mấy kiên cố, bị Trần Bá Tiên thúc giục quân vũ dũng công thành ráo riết. Lý Nam Đế buộc phải lui binh ngược sông Hồng, về giữ thành Gia Ninh trên miền đồi núi trung du vùng ngã ba sông Trung Hà – Việt Trì.
Cục diện cố thủ của Lý Nam Đế ở thành Gia Ninh kéo dài suốt mùa khô năm 545. Sang tháng 2 năm 546, quân vũ dũng của Bá Tiên, có hậu quân Dương Phiêu tới phối hợp, bao vây và công phá, cuối cùng đã hạ được thành Gia Ninh vào ngày 25. Nhưng Lý Nam Đế cùng một số binh tướng đã thoát chạy được vào miền động Lão ở Tân Xương (miền đồi núi Vĩnh Phú trên lưu vực sông Lô). Chiến tranh giữ nước chuyển sang một hình thái khác. Lý Nam Đế vào vùng núi rừng Việt Bắc, ngoài số binh tướng còn lại sau trận thất thủ Gia Ninh, đã mộ thêm được nhiều nghĩa quân. Nghĩa quân dựng lán trại trong rừng, hạ nhiều cây rừng, xẻ ván đóng thuyền bè.
Sau một thời gian chỉnh đốn lại lực lượng, tháng 10 năm 546, Lý Nam Đế lại kéo quân từ trong núi rừng “Di Lão” ra hạ thủy trại ở vùng hồ Điển Triệt (tên nôm là Đầm Miêng) thuộc xã Tứ Yên huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, nằm bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km về phía bắc. Tuy nhiên, những trận mưa lũ cuối mùa đã khiến cho nước sông Lô đột nhiên lên to, tràn vào vùng chằm ao và ruộng trũng, nước ngập tràn, chảy như rót vào hồ, thuyền lớn có thể đi lại tha hồ mà khu căn cứ nghĩa quân trở thành một vùng cô đảo giữa biển nước mênh mông… Lợi dụng nước lớn, Trần Bá Tiên xua chiến thuyền xông trận, đánh trống reo hò mà tiến vào Điển Triệt. Lý Nam Đế và nghĩa quân bị địch tập kết bất ngờ, không kịp phòng bị, không sao chống đỡ nổi.
Đây là trận đánh lớn cuối cùng của Lý Nam Đế. Sau lần thất bại lớn thứ ba này, ông phải vào nương náu trong động Khuất Lão (Tam Nông, Vĩnh Phú).
Tương truyền, về cuối đời, Lý Nam Đế bị mù. Thần thành hoàng Danh Hựu vẫn được các làng chung quan gọi là “Vua mù” và khi tế lễ, phải xướng tên các vật phẩm để thần biết.
Theo sử cũ của Việt Nam, từ sau khi rút về động Khuất Lão, Lý Nam Đế bị đau yếu luôn. Hai năm sau ông mất (548).
Cuộc kháng chiến chống ách Bắc thuộc của người Việt sau đó được tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục, một tướng cũ của Lý Bí với căn cứ khởi nghĩa tại đầm Dạ Trạch.
Sông Tô Lịch và khởi đầu nước Vạn Xuân
Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, mang dòng nước phù sa của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ Xương, Vĩnh Thuận là các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai (Hà Tây) khi nó dồn nước vào sông Nhuệ. Con sông ấy thủa xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà Khẩu, phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây, qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân tấp nập thuyền mành qua lị. Đến đó, sông rẽ sang phía Tây tới Cầu Giấy thì chia làm hai nhánh. Một xuống phía Nam, qua Cống Vị, Giảng Võ… một chảy qua Từ Liêm, Thanh Trì chảy vào sông Nhuệ qua ngã ba Hà Liễu. Sông mang tên một thủ lĩnh dược thờ là Thành Hoàng đất Long Đỗ, gọi là Tô Lịch.
Sông còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo. Các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do bọn phong kiến xâm lược áp đặt, nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn Xuân. Cái tên ấy đã vào sử, vào thơ ca sống mãi với Kinh đô Thăng Long chung thủy như một lời thề lứa đôi:
Bao giờ lở núi Tản Viên
Cạn sông Tô Lịch chẳng quyên lời nguyềnCon sông ấy đã đi vào đời sống dân dẫn:
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán giò trăng khuya.Đó là con sông vàng, sông bạc, sông buôn, sông bán, thuyền mành chen vai sát cánh, con sông kinh tế và cũng là con sông văn hóa như sách “Hà Nội nghìn xưa” đã miêu tả:
“Nước sông Tô vừa trong vừa mát
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu”.Hoặc
Sông Tô nước chảy trong ngần
Con thuyền buồm trắng lướt gần lướt xa.
Thon thon hai mái chèo hoa
Lướt đi, lướt lại như là bướm bay”Con sông ấy đã tận tuỵ với người Hà Nội từ buổi lập xóm làng đầu tiên và cũng là con sông lưu giữ dấu tích của Lý Nam Đế, người anh hùng chống xâm lược đã dựng lên một Nhà nước dộc lập đầu tiên trên đất Hà Nội cổ, trước khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra gần 500 năm. Nhà nước ấy gọi là Nhà nước Vạn Xuân, tuy tồn tại lại không được bao lâu trong lịch sử nhưng nó đã một thời lừng lẫy. Người lập ra nó đã dám xứng đế, đặt nhà nước của mình ngang hàng với các triều đại Hán, Đường của Trung Quốc. Sử cũ đã ghi chép:
Năm 545 Lý Nam Đế đã dựng thành lũy để chống quân xâm lược nhà Lương do Trần Bá Tiên cầm đầu ở cửa sông Tô Lịch. Đúng ngày nguyên đán năm Giáp Tý, tháng 2 (năm 545) Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Lý Nam Đế, thành lập triều đình Vạn Xuân gồm 2 ban văn võ. Vị tướng tài ba Phạm Tu được cử cầm đầu ban võ chỉ huy đội quân dân tộc mới hình thành. Tháng 7 năm 545, Nhà Lương cất đạibinh sang xâm lược nước Vạn Xuân. Quân ta dưới sự chỉ huy của lão tướng Phạm Tu đã ngày đêm dựng lũy đất, cọc tre thành thành lũy để chống cự lại quân địch. Quân địch dùng một lực lượng lớn tấn công, phá thành và ngày 20 tháng 7 năm Ất Sửu tướng Phạm Tu đã anh dũng hy sinh ở nơi đó. Thế cục thay đổi, Lý Nam Đế hải đưa triều đình non trẻ của mình về giữ thành Gia Ninh. Nước vạn Xuân với kinh đô Vạn Xuân chỉ tồn tại có 5 tháng trong lịch sử và việc vua Lý Nam Đế khai sáng cho đất nước ở Vuan Xuân của mình chưa là bao nhiêu so với các triều đại sau này của Đại Việt, nhưng tên tuổi của nó còn sống đời đời trong những trang sử vàng của nước nhà.
Thành Tô Lịch không còn nhưng còn lại đầm Vạn Xuân trên đất Thanh Trì ngày nay. Chùa Khai Quốc do chính nhà vua cho xây dụng trên nền của một ngôi chùa cổ khi Phật giáo bắt đầu có mặt ở vùng đất Hà Nội cổ lấy tên là “Khai Quốc tự” thì nay vẫn sừng sững soi bóng bên Hồ Tây, gọi là chùa Trấn Quốc. Các vị tướng tài ba đã theo nhà vua đánh giặc Lương giữ nước như Triệu Túc, Tinh Thiều, Phạm Tu, tên tuổi trong lịch sử còn ghi. Đặc biệt để khỏi lệ thuộc vào đồng tiền tài chính của Trung Hoa, Lý Nam Đế lúc khai quốc Vạn Xuân đã cho đúc tềin đồng Việt Nam.
Muốn thoát ly ảnh hưởng của nho học, chính Lý Nam Đé đã cho xây chùa An Tri (vốn là tre nứa) thành “Khai quốc tự” để mở đầu cho nền quân chủ Phật giáo mà các triều đại Lý Trần sau này tiếp nối và phát huy vẻ đẹp của nó hướng về lòng nhân ái, vị tha.
Trong ý tưởng như thế và nhà vua đa cho xây chùa và đặt cả niên hiệu của mình cũng hướng về lòng khoan dung, nhân ái như thế. Niên hiệu của nhà vua là Đại Đức chứ không phải là Thiên Đức. Kế truyền ý tưởng của vua, cháu Lý Nam Đế tự xưng mình là Lý Phật Tử (con Phật) chứ không phải là Thiên Tử (con trời).
Chỉ vài điều như thế đã đủ rõ tầm trí tuệ nhìn xa trông rộng của Lý Nam Đế khi đánh giặc, dựng nước:
– Chính ông đã nhìn thấy tấm chiến lược dâu dài của vùng đất Hà Nội cổ bên sông Tô trong việc mở nước nên đã đi trước nhiều nhân vật lịch sử một bước, được coi như là người đầu tiên đã đưa vùng đất Hà nội cổ bên sông Tô lên một vị trí lịch sử đặc biệt. Từ đây (545 sông Tô Lịch và đất Long Đỗ mới âm vang tên tuổi của mình và các cơ quan cai trị người phương Bắc mới định được giá trị của nó nên đã nâng huyện Tống Bình lên thành cấp quận và tập trung đặt sở trị ở đây, cho xây đắp La Thành để chống lại những cuộc nổi dậy phá sở trị của nhân dân Tống Bình.
– Chính Lý Nam Đế là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho Lý Thái Tổ xây dựng thành Thăng Long năm 1010 từ dấu ấn của thành Tô Lịch, và cũng chính Lý Nam Đế là người đầu tiên nâng Phật giáo nước ta lên chính quốc giáo, tạo nền móng cho nền quân chủ phật giáo nước ta thời Lý- Trần bước tới những lĩnh vực văn hóa, văn học dựng nước và giữ nước ở Thăng Long.
Giáo sư Trần Quốc Vượng
Theo “Sông Tô Lịch và Lý Nam Đế mở nước Vạn Xuân” của Vũ Văn Luân
Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm – Số 19/2003