Lịch sử 7 – Bài 29: ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ CHƯƠNG VI

Trải qua thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX, biết bao những biến cố, thăng trầm đã diễn ra về mọi mặt kinh tế, chính trị,. xã hội.chúng ta hãy cùng hệ thống lại .

Bản đồ tư duy ôn tập chương v và chương vi
[toc]

1/. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

– Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hóa của tầng lớp thống trị.

– Chiến tranh phong kiến: Nam Bắc Triều; Trịnh – Nguyễn.

Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ triều đình chia thành bè cánh, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. =>Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân và các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến => Đất nước bị chia cắt

Sự kiện lịch sử

2/. Quang Trung thống nhất đất nước.

Những đóng góp của Quang Trung được thể hiện ở việc xây dựng chính quyền phong kiến mới tiến bộ, thực hiện một số cải cách tích cực tạo cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế – văn hoá – giáo dục củng cố quốc phòng

Những việc làm của Quang Trung từ 1771- 1792

– Lật đổ các tập đoàn phong kiến.

  • 1777, Nguyễn
  • 1786, Trịnh.
  • 1788, Lê
READ:  Lịch sử 7 - ÔN TẬP CHƯƠNG V

– Đánh đuổi ngoại xâm Xiêm (1785) Thanh (1789)

– Phục hồi kinh tế, văn hóa.

3/. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

+ Đặt kinh đô, quốc hiệu.

+ Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình và các địa phương.

4/. Tình hình kinh tế, văn hóa.

– Kinh tế:

+ Nông nghiệp

+ Thủ công nghiệp

+ Thương nghiệp

– Văn hóa:

+ Văn học nghệ thuật

+ Khoa học kĩ thuật.

5. Luyện tập

Nguyễn ánh lập chế độ phong kiến tập quyền ra sao?

Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?

Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn ánh lâp lại chính quyền phong kiến tập quyền ra sao?

Tình hình kinh tế – văn hoá ở các thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX?

Khẩu hiệu nào dưới đây được Nguyễn Hữu Cầu sử dụng làm mục tiêu cho cuộc khởi nghĩa?

  1. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”
  2. “ Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”
  3. “Xoá bỏ chế độ phong kiến”.
  4. “ Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”
READ:  Lịch sử 7 - Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

Dòng sông nào được coi là ranh giới chia cắt đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong?

  • Sông Bến Hải ( Quảng Trị)
  • Sông La ( Hà Tĩnh)
  • Sông Gianh ( Quảng Bình)
  • Không phải các dòng sông trên

Vua lê, Chúa Trịnh có chính sách như thế nào đối với công tác thuỷ lợi và khai hoang ?

  • Rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi và khai hoang.
  • Ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và khai hoang.
  • Chỉ chú trọng đến công tác khai hoang mở mang diện tích.
  • Chỉ chú ý đến công tác thuỷ lợi.