Lịch sử lớp 6 – Bài 2 – Cách tính thời gian trong lịch sử

Nội dung bài Bài 2 Cách tính thời gian trong lịch sử gồm 3 nội dung chính: Lý do phải xác định thời gian, người xưa tính thời gian như thế nào và Thế giời cần có một lịch chung hay không?

[toc]

I. TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ?

Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử. Như vậy việc xác định thời gian là rất cần thiết, là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử vì nó giúp sắp xếp các sự kiện lịch sử lại theo thứ tự thời gian

II. NGƯỜI XƯA ĐÃ TÍNH THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO?

Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch. Nhờ vào các hiện tượng thiên nhiên lặp đi lặp lại thường xuyên → con người xác định thời gian:

  • Sự di chuyển của Mặt trăng quanh trái đất ( Âm lịch).
  • Sự di chuyển của Trái đất quanh mặt trời ( Dương lịch).
READ:  Lịch sử 6 - Bài 22 - Khởi nghĩa Lý Bí Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo)
Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất xác định âm lịch

 

Dương lịch được tính theo sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt trời
Dương lịch và Âm lịch tồn tại trên một tờ lịch

III. THẾ GIỚI CẦN CÓ MỘT THỨ LỊCH CHUNG HAY KHÔNG?

– Thế giới cần có lịch chung để tính thời gian

– Quy ước: Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê xu ra đời làm năm đầu tiên của Công Nguyên. Trước năm đó là năm trước Công Nguyên (TCN).

– Một thập kỷ là 10 năm.

– Một thế kỷ là 100 năm.

– Một thiên niên kỷ là 1000 năm.

– Năm 1999 thuộc thế kỷ XX, thuộc thiên niên kỷ II, sau công nguyên 1999 năm.

– Năm 2005 thuộc thế kỳ XXI, thuộc thiên niên kỷ III, sau công nguyên 2005 năm.