Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Xác định đối tượng biểu cảm:
    • Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;
    • Tình cảm của tác giả.
  • Định hướng tình cảm cho bài làm:
    • Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?
    • Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?

b) Lập dàn bài

Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.
  • Thân bài:
    • Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;
    • Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
    • Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
    • Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
  • Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.
READ:  Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua những tác phẩm văn học

2. Thực hành trên lớp

a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;

b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;

c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

  • Yêu cầu
    • Thể loại: Văn biểu cảm
    • Nội dung:
      • Trình bày những cảm xúc, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm.
      • Trong phần Mở bài, cần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
      • Phần Thân bài nêu cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
      • Phần Kết bài nêu ấn tượng chung về tác phẩm.