Nền văn hóa truyền thống Việt Nam là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài từ thông qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội đã hình thành các đặt trưng văn hóa theo thời gian đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc biểu hiện qua lối sống, thói quen, cách tư duy ứng xử…
I. Tầng văn hóa bản địa
1. Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử:
+ Dấu ấn văn hóa ĐNÁ tiền sử ở Việt Nam:
- – Văn hóa Núi Đọ, Sơn Vi
- – Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn Nông nghiệp trồng trọt (lúa nước).
2. Văn hóa bản địa Việt Nam (thời sơ sử)
– Thời sơ sử là thời kì hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.
– Thời sơ sử tồn tại trong khoảng 2.000 năm trước Công Nguyên, với sự chi phối của các yếu tố:
– Văn minh lúa nước ;
– Văn minh đồ đồng ;
– Sự hình thành nhà nước định hình và phát triển rực rỡ nền văn hóa bản địa Việt Nam – văn hóa Đông Sơn.
+ Diện mạo văn hóa Đông Sơn:
- – Không gian văn hóa: Bắc bộ và bắc Trung bộ.
- – Thời gian văn hóa: 1.000 năm (từ TK VII tr.CN TK III s.CN).
+ Phương thức sản xuất:
- – Nông nghiệp trồng lúa nước ;
- – Các nghề thủ công: làm mộc, đan tre nứa, nghề dệt, nghề sơn (sơn đồ mộc), làm thủy tinh,
+ Tổ chức xã hội:
- – Cư dân sống định cư, quần tụ thành làng cơ sở hình thành làng Việt truyền thống.
+ Phong tục: ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, các tục ma chay, cưới xin cũng hình thành…
+ Lễ hội và tín ngưỡng nông nghiệp: Hội mùa, hội cầu nước, lễ hiến tế, hội khánh thành trống đồng…
+ Tín ngưỡng phồn thực và ý niệm về sự cặp đôi, đối ngẫu: trai/gái; đực/cái.
+ Các truyện thần thoại và truyền thuyết dân gian: Sự tích trăm trứng; Sự tích bánh chưng bánh dày; Sự tích quả dưa đỏ; Sự tích trầu cau; Thánh Gióng; Sơn Tinh Thủy Tinh; Chử Đồng Tử
II. Tầng văn hóa ngoại sinh
+ Hoàn cảnh lịch sử:
- – Năm 178 tr.CN, nước Âu Lạc bị thôn tính vào nước Nam Việt của Triệu Đà.
- – Năm 111 (tr.CN), nước Nam Việt bị nhà Hán thôn tính, vùng đất Âu Lạc châu Giao Chỉ thời kì Bắc thuộc.
- – Năm 938 cuộc khởi nghĩa Ngô Quyền đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm, bắt đầu kỉ nguyên độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Đại Việt.
1. Sự du nhập của văn hóa Trung Hoa:
Quá trình du nhập của Nho giáo:
- – Nho giáo ra đời ở Trung Hoa (TK VI – V tr.CN);
- – Du nhập vào Việt Nam: 10 TK đầu CN (Bắc thuộc);
- – Vùng ảnh hưởng trực tiếp: Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo:
- – Tam cương ;
- – Ngũ thường ;
- – Thuyết Chính danh
a. Tam cương:
- – Quân – thần: bề tôi phải trung với vua.;
- – Phụ – tử: con phải hiếu lễ, phải phục tùng cha mẹ.;
- – Phu – phụ: vợ phải trinh tiết với chồng
b. Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
- – Nhân: tình người, yêu thương con người và vạn vật
- – Nghĩa: sự đối xử công bằng, hợp lẽ phải
- – Lễ: lễ giáo, thứ bậc, kỷ cương
- – Trí: hiểu biết, sáng suốt, phân biệt đúng sai
- – Tín: giữ lời hứa, sự trung thực, tin cậy.
Tam cương, Ngũ thường:
- – Là chuẩn mực của quan hệ ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.
- – Là biện pháp để xây dựng xã hội trật tự và ổn định.
- – Là cơ sở để Nho giáo xác lập các tiêu chí xây dựng mô hình nhân cách con người lý tưởng:
Nam nhi Quân tử:{Tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ.}
“Người quân tử mong kéo mọi người lên cao bằng mình, còn kẻ tiểu nhân muốn hạ tất cả mọi người xuống thấp như mình”. (Châm ngôn Trung Hoa)
Phụ nữ:
- – Tam tòng ;
- – Tứ đức
c. Thuyết Chính danh: Mỗi người phải làm đúng vai trò, danh phận của mình (Thượng bất chính thì hạ tắc loạn).
2. Sự du nhập của Phật giáo (Ấn Độ): Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào cuối TK VI TK V tr.CN.
Du nhập vào Việt Nam từ khoảng TK I tr. CN bằng hai con đường (từ Ấn Độ và Trung Hoa). Người sáng lập ra Phật giáo: Siddharta (Tất Đạt Đa) – Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) – Buddha (Phật)
Tư tưởng, giáo lý của Phật giáo: Phật giáo là một hệ tư tưởng triết học – tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi không chỉ ở phương Đông mà còn ảnh hưởng đến cả phương Tây.
Triết học Phật giáo (triết học nhân sinh):
- – Thuyết luân hồi: sự lặp lại chu trình bất tận của kiếp nhân sinh ->Luật nhân – quả , Tư tưởng nghiệp báo.
- – Thuyết vô ngã: phủ nhận bản ngã “chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác”
- – Thuyết vô thường: vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình: sinh – trụ – dị – diệt
Triết lý nhân sinh của Phật giáo: Đời là bể khổ (vì luân hồi, nghiệp báo). Tìm giải pháp để giải thoát chúng sinh khỏi kiếp luân hồi (đạt tới Niết bàn) cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh.
Giáo lý của Phật giáo:
– Tứ diệu đế (bốn chân lý vĩ đại):
- – Khổ đế: đời là bể khổ ;
- – Tập đế: nguyên nhân gây đau khổ ;
- – Diệt đế: có thể diệt trừ được nỗi khổ.;
- – Đạo đế: con đường diệt khổ để đạt tới giải thoát.
Tu tâm sẽ giúp con người đạt đến “giác ngộ” từ bỏ tham sân si ; hạnh phúc, an lạc.
+ Thế kỉ I TK III, Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn của khu vực: Phật giáo nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi và khẳng định được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Kết quả của cuộc du nhập Nho giáo và Phật giáo:
= Sự dung hợp giữa tầng văn hóa bản địa với tầng văn hóa ngoại sinh thay đổi cấu trúc văn hóa bản địa. Tạo nên cấu trúc văn hóa truyền thống với ba yếu tố hạt nhân: – Nông nghiệp lúa nước; – Nho giáo; – Phật giáo
III. Giai đoạn định hình bản sắc văn hóa VN
– Các đặc trưng bản sắc của văn hóa truyền thống được định hình trong gần 10 TK (từ giữa TK X đến giữa TK XIX), trên nền tảng của thể chế nhà nước phong kiến Đại Việt.
– Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương, dời đô về Cổ Loa (939 – 965).
– Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, dời đô về Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (968 – 980).
– Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, dời đô về Đại La, đặt tên kinh đô là Thăng Long.
– Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
– Năm 1225 Trần Thái Tông lên ngôi, lập nên triều đại nhà Trần (1225-1400)
– Năm 1428 Lê Lợi lên ngôi, lập nên triều đại nhà Lê.
– Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long, đổi tên nước là Việt Nam, dời kinh đô vàoHuế.
– Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược, chấm dứt thời kì tự chủ của các triều đại phong kiến Đại Việt.
Cấu trúc văn hóa truyền thống bắt đầu rạn nứt (do tiếp xúc với văn hóa phương Tây).
Mở đầu quá trình chuyển đổi cấu trúc văn hóa từ truyền thống sang hiện đại.
Nhận xét:
Nền văn hóa truyền thống Việt Nam là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIX thông qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội đã hình thành các đặt trưng văn hóa theo thời gian đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc biểu hiện qua lối sống, thói quen, cách tư duy ứng xử…
Văn hóa truyền thống Việt Nam bao gồm hai cơ tầng văn hóa là tầng văn hóa bản địa và tầng văn hóa ngoại sinh.
Trong đó tầng văn hóa bản địa hình thành từ thời tiền sử và sơ sử nằm trong cơ tầng chung của văn hóa đông nam á đó là nền tảng của văn minh lúa nước. Và tầng văn hóa ngoại sinh là những yếu tố văn hóa được tiếp nhận qua quá trình tiếp xúc và giao lưu với hai nền văn hóa lớn của phương đông là trung hoa(nho giáo) và ấn độ(phật giáo) trong mười thế kỷ đầu công nguyên.
Nếu mười thế kỷ đầu công nguyên được coi là thời kỳ quá độ giao thoa với các nền văn hóa ngoại sinh thì từ thế X đến XIX cùng với những hưng thịnh và suy vong của các triều đại phong kiến (ngô-đinh-lý-trần-lê-nguyễn) là thời kỳ định hình các đặc trưng bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam.