Nêu đặc điểm hợp đồng quyền chọn, nguyên tắc hạch toán hợp đồng quyền chọn cho mục đích phòng ngừa rủi ro

A. Đặc điểm hợp đồng quyền chọn

– Không bắt buộc các bên phải giao sản phầm.

-Chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc thực hiện nghĩa vụ của mình.

-Người mua có quyền thực hiện quyền chọn hay bán quyền cho người khác hoặc không tiến hành thực hiện quyền chọn mà để cho hợp động tự động hết hạn. Để thực hiện quyền này, khi kí kết hợp đồng người mua phải trả quyền phí (option premium) (quyền phí phụ thuộc vào giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn, giá trị ngoại lai (giá trị thời gian Option Time Value) của hợp đồng quyền chọn, thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn,..)

B. Nguyên tắc hạch toán

Trong hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền chọn được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro hoặc kế toán quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh tuỳ thuộc vào mục đích nắm giữ hợp đồng quyền chọn. Bên bán quyền chọn không được áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro mà chỉ được kế toán quyền chọn sử dụng cho mục đích kinh doanh. Đối với sản phẩm quyền chọn lãi suất và quyền chọn tiền tệ, các doanh nghiệp phi ngân hàng và tổ chức tài chính chỉ áp dụng kế toán đối với bên mua quyền chọn, không áp dụng kế toán đối với bên bán quyền chọn.

Với bên mua quyền chọn:

a – Tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên mua quyền chọn ghi nhận khoản phí quyền chọn đã trả cho bên bán, ghi tăng tài sản quyền chọn

READ:  Các yêu cầu mục tiêu chiến lược đúng đắn là gì? Cách xác định?

b – Định kỳ, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải đánh giá lại giá trị hợp lý quyền chọn và xác định riêng giá trị thời gian và giá trị nội tại của quyền chọn.

– Khoản giảm về giá trị thời gian hợp đồng quyền chọn được ghi nhận vào chi phí tài chính (đối với quyền chọn lãi suất, quyền chọn tiền tệ và quyền chọn chứng khoán) và ghi nhận vào giá vốn hàng bán (đối với quyền chọn hàng hoá)

– Đối với thay đổi trong giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn: Kế toán căn cứ chênh lệch giữa giá trị nội tại hợp đồng quyền chọn tại thời điểm báo cáo và giá trị nội tại hợp dồng quyền chọn tại thời điểm đầu kỳ để ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

c – Khi thực hiện quyền chọn, kế toán phải áp dụng phương pháp kế toán phù hợp với hình thức thanh toán quyền chọn và loại quyền chọn (quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán).

c1 – Trường hợp thanh toán trên cơ sở thuần, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc thực hiện quyền chọn và ghi giảm tài sản quyền chọn. Khi giao dịch dự kiến xảy ra, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn tương ứng với đối tượng được phòng ngừa rủi ro vào báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh.

c2 – Trường hợp có sự chuyển giao tài sản cơ sở là hiện vật, kế toán phải xác định phương pháp kế toán riêng rẽ đối với quyền chọn mua và quyền chọn bán.

READ:  Yêu cầu của việc xây dựng chiến lược kinh doanh

– Đối với quyền chọn bán

+ Đối với quyền chọn bán tiền tệ, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc bán ngoại tệ theo tỷ giá thực hiện quyền chọn đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính;

+ Đối với quyền chọn bán hàng hoá, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc bán hàng hoá theo giá thực hiện quyền chọn đồng thời ghi giảm khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn tương ứng với tài sản quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính.

+ Đối với quyền chọn bán chứng khoán, kế toán ghi nhận số tiền thu được từ việc bán chứng khoán theo giá thực hiện quyền chọn đồng thời kết chuyển khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng quyền chọn vào doanh thu hoạt động tài chính.

d – Khi hợp đồng quyền chọn đáo hạn, nếu không thực hiện quyền chọn, kế toán ghi giảm tài sản quyền chọn tương ứng với số tiền thu về (nếu có).