Nghị luận xã hội về Đức tính khiêm tốn

Trong đức tính khiêm tốn, người có tài luôn luôn tự cho mình còn kém và cần phải học thêm nữa, người nào mang trong lòng một đức tính khiêm tốn luôn tự coi những thành công của mình như một sự an ủi và coi thường địa vị của mình từ tinh thần hạ mình như thế mà những người có đức tính khiêm tốn thường thành công ra ngoài những ước vọng của mình.

Song song với những thứ nhu yếu tinh thần, mà con người chúng ta cần phải có trong lãnh vực giao tiếp với mọi người chung sống với mình trong xã hội, như có lần tôi đã trình bày cùng bạn trong những tiêu đề trên, chúng ta phải công nhận một cách thẳng thắn rằng, không phải con người muốn thành công trên đường đời chỉ cần một vài thứ nhu cầu quan yếu căn bản trong nghệ thuật xử thế và tiếp nhận là đủ, trái lại trách nhiệm con người đối với nghệ thuật xử thế là cả một vấn đề đòi hỏi ở con người những đường nét linh động và rất tế nhị nữa.

Cùng chung quan niệm trên, giờ đây tôi xin đề cập đến một tính nết tối cần trong nghệ thuật chinh phục lòng người trên một phương diện xử thế, đó là tính khiêm tốn.

Tham khảo Giải thích câu tục ngữ: Chớ nên tự phụ/Đức tính giản dị của Bác Hồ

Nếu lòng chân thành giúp con người tạo cho mình một thế đứng trong quan niệm giao tiếp với mọi người, thì tính giản dị giúp con người tránh xa được những thất bại tầm thường, lòng khiêm tốn là một thứ nhu cầu quan yếu giúp ích cho đời sống con người chúng ta những bước tiến thành công trọng đại trong lĩnh vực tinh thần cũng như về phương diện giao tiếp với mọi người bên ngoài đời sống nữa.

Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và tiếp nhận.

Điều quan trọng là khiêm tốn chính nó tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội, lòng khiêm tốn còn tượng trưng cho những con người đứng đắn, luôn luôn biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người có lòng khiêm tốn bao giờ cũng là những con người thường hay thành công trong lĩnh vực giao tiếp với con người.

Nói như thế chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu được tầm quan trọng của hai tiếng khiêm tốn rồi.

Vậy nếu giờ đây chúng ta đặt thành câu hỏi:

– Khiêm tốn là gì?

Tôi xin định nghĩa hai tiếng đó một cách đơn giản như sau:

– Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng nêu cao óc học hỏi. Hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

Người vốn có tính khiêm tốn thường cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và càng phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.

READ:  Hãy miêu tả lại lúc cô giáo say sưa giảng bài - Lớp 6

Định nghĩa lòng khiêm tốn là như thế.

Tại sao con người lại cần phải có tính khiêm tốn?

Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi ngươi cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm … học thêm mãi mãi.

Tôi không chối cãi với bạn, là con người khi tự tạo cho mình một tài năng cao siêu, quán chúng, một địa vị lẫy lừng, một tiếng tăm vang dội, tạo được cho mình một đời sống sung túc ấm no ai lại không lấy đó làm mừng. Nhưng, thưa bạn, đối với chính cá nhân con người là như thế, song bạn có dám quả quyết là những tài ba ấy, những kinh nghiệm ấy, những khôn ngoan ấy có thể là một định luật bất di bất dịch đối với tất cả mọi người không? Bạn có đủ tự tin tưởng rằng với những thứ mình đã thực hiện được trên đời không ai có không.

Thưa bạn.

Làm sao ước đoán được phải không bạn.

Tôi tin tưởng là không bao giờ, và trái lại tôi còn dám quả quyết là con người dù tài cán bao nhiêu chăng nữa, cái tài ấy, cái khôn ngoan hiện hữu ấy không bao giờ quả quyết là không ai hơn được. Những ai còn tin tưởng như vậy là sai lầm, là khờ dại là chưa biết nghệ thuật xử thế.

Tôi xin bạn nhớ cho rằng tài cán con người là một chuyện đương nhiên, nhưng tài quán chúng tuyệt đối với mọi người là một chuyện khác, con người chúng ta chỉ hơn được là đó, với những kẻ nhỏ hơn ta, thua kém ta, nhưng nếu so sánh với mọi người thì thật là điều vô lý vô cùng.

Nếu bạn là một người tài giỏi, tôi tin ngoài xã hội còn hàng vạn người hơn bạn.

Nếu bạn là một nhà nghệ sĩ tài hoa ư?

Xin thưa, ngoài trường đời còn lắm người tỷ phú giàu sang phú quí hơn bạn nhiều lần v.v…

Tất cả những thứ ấy đều có người hơn hẳn con người cá nhân chúng ta, chúng ta chỉ có thể lấy những thứ tài cán ấy làm một lợi khí trau dồi đời sống vật chất, dùng nó làm một bước tiến trên đường đời dễ dàng thành công với chính cá nhân bạn so với những kẻ thiếu may mắn hơn bạn mà thôi. Ngược lại, nếu trong lòng bạn còn nuôi dưỡng tư tưởng tuyệt đối hơn người là một công việc quá đáng, thật sự không mang đến cá nhân bạn một sự lợi ích nào cả.

Nói theo một quan niệm triết lý thì con người nên tự nhìn xuống giai cấp dưới mình thì hơn, vì lúc nhìn xuống ta thấy hơn được bao nhiêu người khác, nhưng chỉ ngẩng đầu lên bạn thấy bạn chỉ là một con đom đóm trong một vùng sáng bao la của một mặt trăng, mà ở đó ánh sáng của con đom đóm chưa có thể làm cho ai lạ lùng mà trái lại nó chỉ là một vệt lửa quá tầm thường trơ trẽn nữa. Trường hợp đó con đom đóm kia chẳng những không tạo cho ai một sự chú ý mà ngược lại còn làm thành một con vật vô duyên đáng ghét.

READ:  Nghị luận: Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc

Với một trường hợp như thế, chúng ta thấy rằng muốn thành công trên đường đời một cách dễ dàng, con người cần phải có một lòng khiêm nhượng nghĩa là luôn luôn phải biết hướng thiện, nhìn tới trước và luôn luôn tự mình cải thiện lấy cuộc đời có như vậy con người mới có thể đi tới thành công một cách hoàn thiện được.

Trong đức tính khiêm tốn, người có tài luôn luôn tự cho mình còn kém và cần phải học thêm nữa, người nào mang trong lòng một đức tính khiêm tốn luôn tự coi những thành công của mình như một sự an ủi và coi thường địa vị của mình từ tinh thần hạ mình như thế mà những người có đức tính khiêm tốn thường thành công ra ngoài những ước vọng của mình.

Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói của một văn hào Tây Phương – Vauvenargues – đã từng nói một câu nói chí lý về tính khiêm tốn mà tôi luôn nhớ mãi.

Vauvenargues cho rằng:

– “Con người nên chính mình tự an ủi vì mình không có những lỗi lạc cũng như con người đã thường tự an ủi vì không có những chức vụ quan trọng. Chính nhờ cái tư tưởng đó mà con người có thể tự vượt qua được tất cả tiền tài lẫn địa vị”.

Làm một con người sống trong xã hội mình phải tự biết thực chất chân giá trị của công việc mình làm, không nên quá ỷ lại vào những tài năng hiện hữu mà coi thường tất cả mọi người chung quanh là tầm thường, là non kém.

Điều đáng nói hơn cả là con người có tính khiêm tốn thường thấy xa, nhìn rộng, tránh được những thói xấu tầm thường là tự cao, tự đại, hủy diệt trong lòng mình tính tự phụ và khinh bạc ngạo nghễ.

Tuy nhiên, đối với con người có tính khiêm tốn cũng không vì tính thích là kẻ thua thiệt mà tự mình hạ uy tín của mình, không coi thường công trình cá nhân và do đó là những việc làm vô lý.

Tóm lại, con người khiêm tốn là một con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người.

Đấy là một điều mà con người một khi muốn thành công trên đời không thể thiếu được.