Những biểu hiện hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20

Ở Việt Nam , chưa có ý kiến bàn kỹ về thời điểm xuất hiện của nền văn học hiện đại dân tộc. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là vào đầu thế kỷ XX, rõ nét hơn là từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, với những truyện của Nguyễn Bá Học (1857 -1921), Phạm Duy Tốn (1883-1942), đặc biệt là với tiểu thuyết Tố Tâm (1925 ) của Hoàng Ngọc Phách ( 1896-1973). Gần đây, có ý kiến muốn đẩy thời điểm xuất hiện của nền văn học hiện đại Việt Nam vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, vì năm 1887 đã xuất bản truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản (1865 – 1911), một truyện viết bằng chữ quốc ngữ, mang nhều nét mới khá rõ so với truyện truyền thống viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm, về mặt đề tài , cốt truyện , kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ. Ngoài ra , còn phải kể đến những truyện của Trương Vĩnh Ký (1837- 1898), Hồ Biểu Chánh (1884- 1958 ) và những bằng chứng khác có thể tìm thấy trong báo chí quốc ngữ khá phong phú và sôi động ở Nam Kỳ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

2. Ở Việt Nam, văn học hiện đại xuất hiện trên cơ sở những điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa nào ? Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu lưu ý các tiền đề sau đây :

2.1. Ảnh hưởng sự tiếp xúc với các nước phương Tây, đặc biệt là hậu quả sự xâm lược và tiếp theo đó là chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam, từ đây từng bước đã được thiết lập những cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa tư bản, diễn ra quá trình đô thị hóa và tư sản hóa, tác động một cách đột biến đến toàn bộ xã hội nước ta.

2.2. Cũng do tiếp xúc với các nước tư bản phát triển, nhất là sau thất bại cay đắng trước sự xâm lược của đế quốc Pháp, các lực lượng yêu nước và tiến bộ ở Việt Nam càng ý thức sâu sắc về sự khủng hoảng và bất lực của chế độ phong kiến và xã hội truyền thống kiểu châu Á ở nước ta, và cũng thấy rõ không thể cứu nước nếu không canh tân đất nước, nếu không thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước theo con đường của các nước phát triển .

Do đó, song song với các cuộc vận động cứu nước, từ giữa thế kỷ XIX đã xuất hiện những điều trần, chủ trương, phong trào nhằm duy tân đất nước, hiện đại hóa đất nước, khởi đầu với Phạm Phú Thứ, Nguyễn

Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, rồi được dấy lên cao trào với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân đầu thế kỷ, và sau đó với Đảng cộng sản Đông dương.

2.3. Trong phạm vi văn hóa văn học , các cơ quan báo chí, xuất bản, các trường học qua việc giới thiệu, dịch thuật, truyền bá khoa học, tư tưởng, văn hóa văn học của các nước phát triển, đặc biệt là của Pháp, cũng có đóng góp đáng kể vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của văn học hiện đại Việt Nam .

2.4.Tác động thuận lợi đến tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, phải nói đến sự phổ biến mạnh mẽ của chữ quốc ngữ từ nửa sau thế kỷ XIX.

IV. Các giai đoạn tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam

READ:  Văn hóa gốc nông nghiệp điển hình nhất phân bố ở đâu trên bản đồ thế giới cổ đại?

Theo ý chúng tôi, căn cứ vào những mốc lớn trong lịch sử hiện đại Việt Nam, có thể phân biệt 3 giai đoạn chủ yếu của tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam :

– Giai đoạn 1, từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng 8 /1945. Trong giai đoạn này, quá trình hiện đại hóa diễn ra trong hoàn cảnh đất nước còn là thuộc địa của Pháp .

– Giai đoạn 2, từ Cách mạng tháng 8 /1945 đến ngày đất nước giành được độc lập và thống nhất trọn vẹn .Tiến trình hiện đại hóa văn học giai đoạn này chịu sự chi phối quyết định của hoàn cảnh chiến tranh , đất nước lại bị chia cắt làm 2 miền với chế độ chính trị khác nhau.

– Giai đoạn 3, từ 1975 đến nay. Văn học Việt Nam giai đoạn này là văn học của cả nước độc lập, thống nhất và hòa binh , nhưng vẫn chịu nhiều biến động dữ dội , đặc biệt chịu sự tác động của 2 sự kiện lớn là chủ trương Đổi mới năm 1986 và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở một số nước như Liên Xô và các nước Đông Âu.

V. Đặc điểm tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam

Tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam, và nói chung sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam, trước hết và trực tiếp chịu sự chi phối của những điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa Việt Nam, nhưng cũng có liên quan nhất dịnh đến những đặc điểm của sự vận động và phát triển chung của văn học phương Đông .

1. Khác với phương Tây trên nhiều điểm về sinh hoạt và tư duy, phương Đông có lối suy nghĩ thiết thực , thiên về tư duy tổng hợp , bên cạnh những yếu tố gián đoạn, đặc biệt coi trọng tính liên tục trong sự phát triển, chọn nhịp độ phát triển vừa phải , con người luôn gắn với cộng đồng , ngay cả khi đề cao ý thức cá nhân , phẩm giá cá nhân. Do đó mà văn học luôn liên hệ mật thiết với các lĩnh vực hoat động khác như đạo đức, tôn giáo, chính trị , văn hóa …, và trong văn học , nội dung và hình thức đều được chú ý , nếu không nói là nội dung thường được coi trọng hơn hình thức,sự cách tân luôn gắn chặt với truyền thống,

2. Do phải đấu tranh liên tục cho nền độc lập của đất nước suốt trong lịch sử lâu dài và ngay trong thời hiện đại, cho nên văn học Việt Nam thường xuyên nêu cao một mục tiêu phấn đấu lớn là tinh thần dân tộc, bản lĩnh dân tộc ,do vậy tính hiện đại của văn học luôn đi đôi với tính dân tộc .

Thời kỳ hiện đại của văn học Việt Nam đã bắt đầu khi Việt Nam còn là một nước thuộc địa trong gần nửa thế kỷ, sau đó trải qua 30 năm chiến tranh , đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau , mặc dù không phải từ năm 1975 mà có thể nói từ Cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm , hệ lụy , thăng trầm phức tạp của nó.

So với các nước phương Đông khác như Trung quốc và Nhật Bản , thì con đường hiện đại hóa của văn học Việt Nam có những điểm khác biệt khá lớn. Có thể nói cả văn học Trung quốc, Nhật Bản, Việt Nam đều chuyển sang thời kỳ hiện đại gần cùng một thời gian, trước sau không bao lâu. Nhưng khi bước vào thời kỳ hiện đại hóa văn học,Trung quốc và Nhật Bản đều là những nước độc lập , quan hệ với quốc tế rộng mở và chủ động hơn Việt Nam nhiều.

READ:  So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó

Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 / 1945, tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam bắt đầu khá đậm nét với trào lưu lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm “Thơ mới” với những thành tựu nổi bật mà Hoài Thanh cho là đã tạo nên “một cuộc cách mệnh trong thi ca” và nhóm Tự lực văn đoàn hùng hậu . Sau đó không lâu đã xuất hiện và ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ trên văn đàn trào lưu hiện thực và khuynh hướng văn học cách mạng . Với tiến trình hiện đại hóa, văn học Việt Nam ngay trong giai đoạn trước cách mạng đã có những bước tiến lớn. Bên cạnh thơ đã có truyền thống hàng nghìn năm , đã xuất hiện văn xuôi và kịch. Tiến trình hiện đại hóa càng được củng cố với Đề cương văn hóa Việt Nam nêu bật 3 phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng, do Đảng cộng sản đưa ra năm 1943 .

Trong 30 năm sau Cách mạng tháng Tám (1945 – 1975 ), đất nước trải qua một cuộc chiến tranh cực kỳ ác liệt . Tiến trình hiện đại hóa của văn học không phải bị đứt đoạn như có người khẳng định , mà chuyển theo một hướng khác lấy cảm hứng từ cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc, của nhân dân nhằm giành độc lập và thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này , văn học miền Bắc và miền Nam có những khác biệt lớn trong tiến trình hiện đại hóa.Văn học miền Bắc vừa cổ vũ cho tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, vừa kêu gọi xây dựng xã hội mới, thấm đẫm chất sử thi và tinh thần lạc quan cách mạng . Giá trị của văn học miền Nam là tinh thần nhân văn và những tim tòi về nghệ thuật và hình thức .

Sau 1975, nền văn học hiện đại Việt Nam trở thành một nền văn học thống nhất , vận động và phát triển trong không khí hòa bình. Văn học trở lại với sự vận động , phát triển bình thường của nó , tức thể hiện tinh thần thời đại thông qua những biểu hiện phong phú , đa dạng của cuộc sống, đặc biệt chú ý đến cái bình thường hằng ngày. Tập trung sự chú ý vào hiện tại, trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, từ hiện tại văn học lại có nhu cầu nhìn nhận, đánh giá lại nhiều hiện tượng đã qua, trong chiến tranh cũng như trong xây dựng cuộc sống mới trên miền Bắc từ sau năm 1954. Tinh thần của công cuộc Đổi mới được đề ra từ năm 1986, rồi sự sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1989 cũng tác động cực kỳ mạnh mẽ đến văn học Việt Nam giai đoạn này.