Việt Nam thời kì tiển sử và sơ sử có những nền văn hóa cổ nào?

Việt Nam thời kì tiển sử và sơ sử có những nền văn hóa cổ nào? Cho biết về sự khoanh vùng địa lí của các nền văn hóa cổ ấy.

– Có 3 nền văn hóa cổ:

+ Văn hóa Đông Sơn: hình thành trực tiếp từ 3 nền văn hóa: sông Hồng, sông Mã, sông Cả (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), thuộc giai đoạn đồng thau. Tính thống nhất văn hóa được thể hiện từ môt vùng rộng lớn từ bờ sông Gianh đến Quảng Bình.

+ Văn hóa Sa Huỳnh: từ Đèo Ngang đến Đồng Nai (gọi tên theo một đặc điểm khảo cổ học ven biển thuộc tỉnh Quãng Ngãi), chủ nhân là người tiền Mã lai, mang nhiều yếu tố Nam Á.

+ Văn hóa Đồng Nai phân bố ở Đông Nam Bộ.

Việt Nam thời kì tiển sử và sơ sử có những nền văn hóa cổ nào? Cho biết những nhà nước sơ khai nào được hình thành trên cơ sở thành tựu của các nền văn hóa ấy.

READ:  Tìm hiểu lịch sử chữ viết Việt Nam - CSVHVN

– Văn hóa Đông Sơn hình thành nhà nước sơ khai là Văn Lang và Âu Lạc, đây là những nhà nước đầu tiên, tạo tiền đề cho thể chế chính trị của nước ta.

– Nhà nước Champa hình thành từ cốt lõi văn hóa Sa Huỳnh dưới ảnh hưởng của Văn Hóa Trung Hoa, Ấn Độ. Tuy nhiên, sự “Ấn Độ hóa” ban đầu chỉ xảy ra ở lớp mặt văn hóa (tầng lớp trên của Xã hội).

– Văn hoa Đồng Nai (Óc Eo), gắn liền với sự ra đời của vương quốc Phù Nam (TK II-VII) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.