Những chiếc ampli cổ điện điển thường có kích thước lớn, khi muốn di chuyển phải một hai người khiêng, hơn nữa mỗi khi hoạt động thì như lò nướng than, dùng thì rốt tốn điện vì hiệu suất thấp lại hay hỏng hóc vì mạch phức tạp nhiều linh kiện.
Còn ampli Class D thì ngược lại, hình dáng thì nhỏ nhắn, có nhiều cái chỉ nhỏ như con tem thư, hay có những cái nằm trong lòng bàn tay mà cho công suất cả 100W, về chất âm thì miễn bàn, dùng thì tốn ít điện vì hiệu suất cao, giá thành rẻ hơn đến mấy lần ampli cổ điển.
Câu hỏi thương gặp
AMP class D
Câu hỏi
Ampli class D nghe ở mức công suất nào thì hay?
Tại sao dùng tản nhiệt bằng nhôm?
Trước khi đi tìm hiểu amp class D là gì? Chúng ta hãy cùng điểm danh lại các loại Amp Amply class A, AB, B, C, H, G
Ampli Class D là gì?
Ampli Class D cũng là một mạch khuếch đại âm thanh giống như các loại ampli Class A, B, AB… khác,
Thuật ngữ
Thuật ngữ Ampli
THD (Total Harmonic Distortion): Đánh giá nhiễu – méo giữa tín hiệu đầu ra và tín hiệu đầu vào của Ampli gọi chính xác là “Tổng độ méo hài”. Sóng hài là một loại sóng nhiễu không mong muốn, nó làm giảm độ chi tiết âm thanh, âm hình không sắc nét. Vì vậy, THD càng thấp thì chất lượng âm thanh đầu càng trung thực. Thông thường một ampli thường có độ méo hài dưới 0.5%, đặc biệt có một số ampli có độ méo hài cực thấp như các loại Ampli hãng Goldmund (dưới 0.01%), với ampli class D méo hài tương đối đối thấp, tuy nhiên càng gần mức đỉnh méo hài tăng lênh rất nhanh.
Hiệu suất: dùng để đánh giá phần năng lượng điện giữa đầu vào và đầu ra đưa tới loa. Thông thường các ampli có hiệu suất từ 20% tới 90%. Các ampli class A có hiệu suất thấp nhất, phần năng lượng không biến đổi thành tín hiệu điện đưa tới ampli là khoảng 80% đến 90%, số năng lượng này chủ yếu biến thành nhiệt năng trên các sò công suất. Vì vậy các ampli này có tản nhiệt lớn, bố trí thông thoáng để thoát nhiệt. Ampli class D cho hiệu suất tốt nhất, năng lượng tiêu tốn chỉ khoảng 10%, vì vậy khi hoạt động hầu như phần công suất chỉ ấm lên một chút, đôi khi không cần tản nhiệt.
Trở kháng (Impedance): Là giá trị trở kháng của ampli. Theo nguyên tắc phối hợp trở kháng (Impedance matching) để truyền tải tối đa công suất của ampli tới loa thì trở kháng ampli phải bằng trở kháng loa, khi đó hạn chế được hiện tượng phản xạ tín hiệu trở lại (trong audio tín hiệu phản xạ lại tương đối nhỏ, nên thường được bỏ qua). Vì vậy, trở kháng loa và ampli phải tương đồng với nhau.
Công suất (Root Mean Square – Trung bình nhân): Công suất amply phát ra tính theo đơn vị RMS. Cần phân biệt với công suất cực đại PMPO (Peak Music Power Output) lớn hơn rất nhiều công suất hoạt động của amply (một số nhà sản xuất quảng cáo công suất PMPO rất lớn lên tới hàng nghìn W nhưng thực tế công suất hiệu dụng lại rất thấp). RMS là công suất trung bình tạo ra liên tục trong một khoảng thời gian, vì vậy không nên đánh giá công suất ampli tại một thời điểm mà dựa trên một khoảng thời gian dài với nhiều lần đo khác nhau.
Hệ số khuếch đại – Độ lợi của ampli (Gian): nhiều nơi gọi là độ lợi, nhưng nhiều người gọi là hệ số khuếch đại. Hệ số khuếch đại là giá trị đánh giá tỷ số giữa công suất đầu ra và công suất đầu vào có đơn vị là dB (đề xi ben).
Tần số đáp ứng (Frequency Response): Với các tín hiệu âm thanh con người nghe được nằm trong khoảng 20Hz tới 20KHz. Vì vậy các ampli thường được thiết kế để khuếch đại các tín hiệu nằm trong miền tần số này. Các ampli có thiết kế tốt là những ampli có đường đáp ứng tần số phẳng trong khoảng 20Hz đến 20KHz, ngược lại với các ampli có thiết kế chưa hoàn hảo sẽ bị dốc nhiều ở 2 biên, hoặc đường đặc tuyến không bằng phẳng.
Thuật ngữ Loa
Công suất RMS: Đây là công suất người ta đánh giá khả năng chịu đựng – sức làm việc của loa trong một khoảng thời gian. RMS còn gọi là công suất loa chạy tín hiệu Pink Noise từ 20Hz đến 20KHz trong 8 tiếng liên tục.
Công suất Progam: là công suất thực dùng, công suất này là công suất khi loa làm việc trực tiếp với lời – nhạc.
Công suất Peak: Là công suất lớn nhất loa chịu đựng được trong khoảng thời gian 3 giây. Hiện tượng âm thanh lớn có thể gặp như tiếng hút – rít, tiếng gây ra bởi tiếp xúc jack tín hiệu không tốt…
Giới hạn tần số loa (Frequence range): Thông thường mỗi chiếc chỉ làm việc tốt trong một dải tần số hẹp, tuy nhiên có một số loại lại có thể làm việc tốt trong một dải tần số rộng (loa full range). Vì vậy, nếu cho chúng làm việc ở tần số quá thấp, quá cao (ngoài ngưỡng làm việc) sẽ dẫn tới cháy, bung màng – nhện… của loa.
Giới hạn nhiệt: Với các loa công suất lớn – loa bass khi hoạt động sẽ sinh ra lượng nhiệt vô cùng lớn, vì đến hơn 90% năng lượng điện truyền tải đến loa chỉ để sinh nhiệt. Vì vậy kết cấu loa – thùng còn phải đáp ứng tiêu chí tản nhiệt tốt cho loa.