a. Thành công thu hút FDI từ Hoa Kỳ
-Sự kiện Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thương mại và đầu tư cùng với Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 đã đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong thời gian hơn 3 năm sau khi thi hành BTA, FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng 27%.
-Các dự án của Hoa Kỳ vào Việt Nam nhìn chung có quy mô tương đối lớn, số vốn đăng ký trung bình trong giai đoạn từ 1988-2009 là 26.2 triệu USD/dự án.
-Trước đây, Hoa Kỳ chủ yếu đầu tư vào công nghiệp và xây dựng, vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ và du lịch còn hạn chế hơn thì nay, số lượng vốn đầu tư vào dịch vụ đang tăng lên trong khi vốn vào các ngành công nghiệp giảm. Một số ngành dịch vụ thu hút nhiều FDI của Hoa Kỳ như dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản. Năm 2010, vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào lĩnh vực dịch vụ với 131 dự án có tổng vốn đầu tư là 2,7 tỷ USD (chiếm khoảng 29% về số dự án và 66% tổng vốn đầu tư đăng ký).
-Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã đa dạng hơn về hình thức ( mua bán- sáp nhập, BOT…)
b. Hạn chế thu hút FDI từ Hoa Kỳ
-Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 35/64 địa phương của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các địa phương thuộc trọng điểm kinh tế phía Nam, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước như Bà Rịa -Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
-Môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn chưa được hấp dẫn với các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Hệ thống luật pháp vẫn còn chồng chéo, chưa minh bạch, quy trình kiểm duyệt dự án mất nhiều thời gian gây mất thời cơ kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao dẫn tới khả năng tiếp nhận công nghệ kém làm giảm hiệu quả của dự án.
-Các nhà đầu tư Hoa Kỳ có số lượng vốn với quy mô lớn nên có quyền kiểm soát đối với các dự án làm cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả của dự án.
-Kết cấu hạ tầng của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế về chi phí và chất lượng. mặc dù hạ tầng cơ sở đã được cải thiện trong những năm qua nhưng khả năng sẵn có và chất lượng kết cấu của
Việt Nam vẫn dưới mức trung bình trong khu vực.
c. Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ
-Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ.
-Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam – Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước.
-Đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng: tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản….; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.
Ngoài ra có thể thực hiện thêm các biện pháp thu hút FDI nói chung:
-Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng.
-Cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.
-Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.