Đa số các cơ sở chưa phân rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động (Ví dụ: một cơ sở chăm sóc sức khoẻ nhiều đối tượng: nhiệm vụ các bộ phận chuyên môn chồng chéo)
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tiêu chuẩn (cơ sở y tế, giáo dục, làng trẻ SOS…)
Cán bộ, nhân viên không đảm bảo cả về lượng và chất (đặc biệt điển hình ở các trạm y tế xã: chỉ có 1 vài người và thường làm tất cả các công việc sơ cứu, truyền nước, tiêm, khâu vá vết thương…)
Hoạt động cứu trợ chưa đến đúng đối tượng.
Xảy ra việc chậm trễ chuyển tiền, hàng cứu trợ đến người dân, thậm chí còn bị thất thoát rất nhiều:
+ Năm 2002: lợi dụng tiền viện trợ khắc phục bão lụt ở TW, Công ty XNK NLN HN đã nhập giống cây kém chất lượng về cung ứng cho sở NN & PTNT Phú Yên. Cây giống đều không phát triển và bị chết, nhưng một số cán bộ tại 2 đơn vị đã thống kê khống hồ sơ để được thanh toán gần 10 tỷ đồng mua hàng từ nguồn tiền viện trợ chống bão lụt.
+ Năm 2007: Các hộ nghèo ở Phú Bình – Kontum chỉ nhận đc một nửa tiền hỗ trợ với lý do của các cán bộ xóm: “làm quỹ xóm”. Ở La Tú – Kontum thì bị bớt 20.000 đóng góp làm cầu của xóm và 5.000 đóng tiền giấy, bút.
…
(Nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu tổ chức quản lý qua nhiều khâu trung gian)
-> Thể hiện rõ mặt trái trong CTXH ở VN