Phân biệt cấu trúc điều khoản trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế và trong các văn bản pháp luật?

Phân biệt cấu trúc điều khoản trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế và trong các văn bản pháp luật…

• Giống nhau

– Cấu trúc điều khoản của hợp đồng tương tự với cấu trúc điều khoản của các văn bản pháp luật, đều được trình bày theo một trình tự logic nhất định, thường có mẫu quy định sẵn.

– Cấu trúc này tạo điều kiện để các bên tham gia có thể dễ dàng thấy được trách nhiệm và quyền hạn trong từng công việc cụ thể. Cấu trúc điều khoản cho phép trình bày nhiều vấn đề có nội dung khác nhau trong cùng một văn bản.

• Khác nhau

Hợp đồng kinh doanh quốc tế Văn bản pháp luật
Chỉ trình bày thành các Điều (nếu có thể thì chia thành các ý nhỏ hơn trong mỗi điều). Thường trình bày theo thứ tự sau:

Phần, chương, mục, điều, khoản, điểm

Không có tiêu ngữ đặc trưng cho từng quốc gia. Bắt buộc có tiêu ngữ hoặc tương đương, đặc trưng cho từng quốc gia.
Cấu trúc điều khoản đơn giản hơn Cấu trúc điều khoản phức tạp hơn, chi tiết và cụ thể
hơn
Hiệu lực pháp lý thấp hơn.

Phạm vi áp dụng hẹp hơn.

Đối tượng áp dụng ít hơn.

Hiệu lực pháp lý cao hơn.

Phạm vi áp dụng rộng hơn.

Đối tượng áp dụng nhiều hơn.

Cần có đầy đủ chữ kí và dấu xác nhận của tất cả các bên có liên quan. Chỉ có một chữ kí và dấu xác nhận của cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng được quy định rõ ràng: bắt đầu từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng hết hạn. Chỉ có thời điểm văn bản pháp luật bắt đầu có hiệu lực, thường không quy định thời điểm văn bản pháp luật hết hiệu lực.
Việc sửa đổi các điều khoản phải có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan.

Việc sửa đổi các điều khoản do cá nhân hoặc các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

READ:  Trình bày Kỹ thuật đặt câu hỏi - nghe - truyền đạt thông tin trong cuộc đàm phán