Phân loại điều ước quốc tế, thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ vào Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 có hiệu lực ngày 1/1/2006

Các loại điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập bao gồm:

  1. a) Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;
  2. b) Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
  2. b) Điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
  3. c) Điều ước quốc tế về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp;
  4. d) Điều ước quốc tế về tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế khu vực quan trọng;
  5. đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
READ:  Câu 54: Nêu và phân tích chế định chủ quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

Điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Để thực hiện điều ước quốc tế đã được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước;
  2. b) Điều ước quốc tế về các lĩnh vực, trừ các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
  3. c) Điều ước quốc tế về các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
  4. d) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.