Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Có phải không, sau bức chân dung giai nhân là bức họa về cảnh sắc mùa xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thúy Kiều ? Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” gồm có 18 câu, từ câu 39 đến câu 56 của “Truyện Kiều” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh và tả tình của thi hào Nguyễn Du. Một vẻ đẹp thanh xuân, mội niềm vui xôn xao, náo nức cứ dâng lên, cứ lan tỏa, rồi lắng dịu mãi trong lòng ta khi đọc đoạn thơ này.
Bốn câu thơ đầu đã miêu tả cảnh ngày xuân đẹp như một bức tranh. Nhà thơ đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất mang nét đặc trưng của ngày xuân để khắc hoạ.
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thềm quang chín chục đã ngoài sáu mơi ”.
Giữa bầu trời bao la mêng mông là những cánh én bay qua , bay lại như đưa thoi. hai chữ “đưa thoi ”rất gợi hình gợi cảm. Nó vừa gợi được cánh én như con thoi bay qua , bay lại chao lượn , vừa thể hiện được thời gian ngày xuân đang trôi nhanh. Nhà thơ mượn cách nói của dân gian , “thời gian thấm thoắt thoi đưa” để miêu tả . Cảnh ngày xuân hiện nên trong thơ ông vừa bình dị vừa sống động.
Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” của mùa xuân khi “chín chục dã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân của các thi sĩ xưa nay thật là hay và ý vị. Nào là “xuân hướng lão “ (Ức Trai), nào cảnh mưa bụi, tiếng chim kêu trong Đường thi. Nào là cánh bướm rối rít bay trong thơ Trần Nhân Tông. Còn là “xuân hồng” (Xuân Diệu), “mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử), v.v… Với Nguyễn Du là mùa xuân đã bước sang tháng ba, “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.
Hai chữ “thiều quang” gợi lên cái màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên “ (“Nguyên tiêu”-Hồ Chí Minh).
Còn là sắc “xanh” mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải dài, trải rộng như tấm thảm “tận chân trời”. Là sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác, chỉ mới hé lộ, khoe sắc khoe hương “một vài bông hoa
Bức tranh mùa xuân ấy còn là sắc xanh mơn mởn , ngọt ngào của cỏ non trải ra , lan rộng như tấm thảm tới tận chân trời.
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Người đọc đều cảm nhận thấy nhà thơ Nguyễn Du đã tiếp thu những yếu tố miêu tả của câu thơ cổ Trung Quốc.
“Cỏ thảm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa ”.
Văn cổ thi Trung Hoa được Tố Như vận dụng một cách sáng tạo: “Phương thảo liên thiên bích — Lê chi sổ điểm hoa”. Hai chữ “trắng điểm “ là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa. Ông đã thiên về miêu tả sắc trắng của bông hoa. Dùng phép đảo ngữ đưa tính từ “trắng lên trước cụm từ “vài bông hoa”để cùng với tính từ “ xanh ”ở câu trên. Câu thơ của Nguyễn Du đã trở thành bức hoạ với gam màu dịu dàng. bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình, trên nền xanh của cỏ biếc , điểm xuyến một vài bông hoa lê trắng đã tạo thành một bức gấm thêu. Nghệ thuật phối hợp sắc màu của Nguyễn Du thật tài tình. Cái màu xanh –trắng hài hoà ấy gợi lên cảm giác cảnh mênh mông mà không quạnh vắng , trong sáng mà trẻ trung , nhẹ nhàng mà thanh khiết. Giữa diện và điểm, giữa nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én “đưa thoi”, là màu hồng của ánh thiều quang, là “khát vọng mùa xuân “ ngây ngất, say đắm lòng người
Như vậy , bốn câu thơ đầu là một bức tranh về ngày xuân bằng ngôn từ. Bức tranh ấy đẹp , bình dị mà thơ mộng. Đó là bức tranh có màu sắc hài hoà , dịu dàng , tươi tắn. Đó là màu xanh của cỏ , màu trắng của hoa lê. Bức tranh ấy có không gian mênh mông , thoáng đạt. Có những cánh én đang chao lượn. có màu hồng của ánh thềm quang. Vẽ được bức trang xuân hoa lê như vậy đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên , sự gắn bó với cảnh vật ngày xuân của Nguyễn Du. Qua đó ta cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên đẹp. Đó là một nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc ta.