Phân tích hình ảnh phố huyện lúc đêm xuống trong tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Hẳn các bạn đã từng thả hồn mình cho bóng hoàng lan rũ xuống để thưởng thức giọng văn tươi mát dịu ngọt “ngon lành như cánh bướm non” của Thạch Lam ? Và với giọng văn quyến rũ ấy ông đã gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc khi miêu tả bức tranh đời sống phố huyện lúc về chiều

Truyện ngắn Hai đứa trẻ xuất bản năm 1938 in trong tập “nắng trong vườn”. Đã gọi là nắng trong vườn thì làm sao có được những cảnh ồn ào nhộn nhịp khẩn trương nơi đô thị ?

Tham khảo: Soạn bài Hai đứa trẻ – Thạch Lam

Buổi chiều nơi phố huyện thật lặng lẽ và cô quạnh. Không gian êm ả đâu đó có tiếng động là tiếng của côn trùng nỉ non ngoài bãi cỏ. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Nhịp điệu câu văn như buông chùn, kéo dài gợi nỗi buồn man mác khó lí giải. Không phải tác giả giật mình nhận ra chiều đang tới mà có lẽ hình ảnh buổi chiều đã in đậm sâu trong tâm hồn người nên câu văn “chiều, chiều rồi” chỉ đọc ba tiếng nhưng tiết tấu của nó ngân vang toàn tác phẩm. Âm thanh thiên nhiên biểu hiện qua tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái bên bờ ruộng xa xa… Thạch Lam đã lấy ngày tàn làm nền bóng tối là gam màu chủ yếu, bóng tối quê nhà như phủ đầy phố huyện, phủ lên số phận cô đơn tủi cực của một số kiếp người, trong đôi mắt Liên thì con đường phố huyện thăm thẳm tăm tối, gian hàng phở của Bác Siêu, manh chiếu của người xẩm mù hay hàng nước của chị Tí đầy bóng tối. Những ánh đèn leo lét hắt ra từ những ngôi nhà phố huyện tăng thêm đêm tối mịt mù.

Tuy nhiên, dười ngòi bút tinh tế và nặng lòng gắn bó với quê hương thì bức tranh quê hiện lên bình dị và có phần nên thơ. Đó là đời sống phố huyện nghèo được miêu tả chân thực, cảm xúc trữ tình đã gây cho ta buồn thương day dứt về số phận của con người.

READ:  Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Hình ảnh những đứa trẻ nghèo hèn nhặt nhạnh bất cứ thứ gì còn sót lại, cái người ta vứt trên nền chợ đã làm Liên động lòng thương, Liên rất muốn giúp đỡ chúng nhưng chính chị cũng không có tiền kia mà ! Cái nghèo cái đói đã cướp đi ba dự định tốt đẹp vốn có tính truyền thống “lá lành đùm lá rách” của đạo lí Việt Nam. Và ở đâu đấy còn biết bao hình ảnh thương tâm khác đang diễn ra tương tự trong âm thầm lặng lẽ…

Đó là mẹ con chị Tí dọn hàng để rồi thu xếp hàng về vì chẳng có ai buồn ghé lại uống cho chị vài bát nước. Chị vẫn ngồi đó, ngồi để làm bạn với lũ ruồi, ngồi để hi vọng về một điều gì. Bác phở Siêu cũng vậy, ở xứ sở mà người ta chỉ dám mua ½ bánh xà phòng thì hàng của bác quả là 1 thứ xa xỉ chả ai dám mò đến…Họa chăng người ta chỉ nhắc đến nó với niềm tiếc rẻ về 1 kỉ niệm xa xôi…Qua giọng văn miêu tả ta cũng thấy rõ sự ế ẩm chán nản mòn mỏi nơi phố huyện về đêm. Có lẽ hình ảnh đau lòng hơn cả là gia đình bác xẩm mù bên manh chiếu rách. Thời buổi người ta ko còn lòng thương để lo cho cho chình mình thì làm sao bác xẩm có thể khơi gợi lòng thương từ người khác ? bác sờ sẫm cuộc đời mình trong bóng tối ? có lẽ mọi bế tắc của cuộc đời đều dồn về với bác, bác không thấy ánh sáng bình thường cuộc đời và bất hạnh hơn khi trông thấy được tương lai phía trước. Rồi lại đột ngột xuất hiện tiếng cười trong chuyện một kiểu Chí Phèo thứ 2. Đó là bà cụ hơi điên tên Thi, một cuộc đời vô cị ko nghĩa lí cũng tiếng cười man rợ. Đó là cả cuộc sống bế tắc hoàn toàn ko vui buồn hờn giận. Cả phố huyện dường như bị tê liệt hay mắc chứng bệnh tự kỉ. Chị em Liên cũng vậy hết dọn hàng rồi lại kiểm hàng mà quanh đi quẩn lại chỉ mấy bánh xà phòng mấy món vặt cũng tạo thành “gian hàng” của chị. Chính sự lặp lại nhàm chán ấy làm cho họ không màng suy nghĩ không màng trò chuyện với nhau. Chợ huyện lạ thật , họ chỉ hỏi nhau và trả lời theo quán tình vì có chuyện gì đâu để nó với nhau. Quanh đi quẩn lại thì vẫn:

READ:  Soạn bài: Một thứ quà của lúa Non - Cốm

-sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
-cô chưa dọn hàng à ?

Rồi những câu trả lời dường như được sắp xếp sẵn, có khi vừa hỏi thì nó đã bật ra tiếng cười trả lời :

“ối chao sớm với muộn mà có ăn thua gì”. Cuộc sống của họ như mòn đi. Mẫu đối thoại rời rạc, câu trả lời nhiều lúc giật mình ta mới nhận thấy người ta nói để có chuyện chứng tỏ mọi người đã hiểu nhau và ko còn gì để nó với nhau. Cuộc sống cô đọng, khép kín và nhạt nhẽo đến lạ lùng

-dường như sự băng hoại sắp sửa gặm nhắm ấy nếu họ ko có 1 thứ đó là lòng tin, niềm hi vọng.

Phải, dù trong lòng đêm heo hút hay bán buôn ế ẩm nhưng họ vẫn tin tưởng vào 1 điều gì đó dù rất mơ hồ. Khi con người ta gặp nhiều đau khổ thì cần có 1 niềm tin để sống cần phải hi vọng dù đang thất vọng