Phân tích mô hình và nội dung của chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc thời kỳ từ năm 1978 đến nay và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho VN?

1. giai đoạn 1987-2001

Mô hình chính sách: Thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với bảo hộ một cách có chọn lọc các ngành công nghiệp có lợi thế của quốc gia

Các biện pháp thực hiện:

– Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

(1) Chính phủ đưa ra định hướng các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển:

+ Giai đoạn 1987-1983: xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tự nhiên, lao động, vốn đầu tư ít, công nghệ thấp như khoáng sản, nông sản, dệt may….

+ Giai đoạn 1984-1993: xuất khẩu các mặt hàng yêu cầu công nghệ cao hơn như sản phẩm công nghiệp nhẹ và hóa chất. Ngành công nghiệp hóa chất sử dụng nhiều nguyên liệu sẵn có và sản phẩm sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác, tác động đến nhiều ngành công nghiệp khác, tuy nhiên công nghiệp hóa chất ở Trung Quốc đã không được kiểm soát đúng đắn, phát triển quá nhanh ảnh hưởng đấn môi trường và con người

+ Giai đoạn 1994-2001: xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn, ở giai đoạn này TQ đã có nguồn thu ngoại tệ lớn, nhiều thành quả thu hút FDI, cải tiến về trình độ nhân công và quản lý

(2) Thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường trong quan hệ TMQT

TQ áp dụng các biện pháp ưu tiên khuyến khích trong việc thâm nhập thị trường mới và khuyến khích xuất khẩu sang các thị trường hiện có bằng cách xuất khẩu những sản phẩm có khả năng cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu đa dạng hóa thị trường trong quan hệ TMQT nói chung và XK nói riêng. Mục tiêu đa dạng hóa được thực hiễn khá thành công nhờ có sự đóng góp đáng kể của hệ thống các cơ quan thương vụ vủa

TQ ở nước ngoài.

Định hướng thị trường được xác định theo 2 nhóm:

+ thị trường các nước phát triển: tập trung xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động và các sản phẩm truyền thống, nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao

+ thị trường các nước có trình độ phát triển thấp hơn: xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, NK nguyên liệu

(3) thực hiện các biện pháp xúc tiến XK: tông qua vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến

+ hội đồng xúc tiến mậu dịch TQ: có vai trò quản lí nhà nước với các hoạt động xúc tiến thương mại: tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia cụ thể. VD hỗ trợ các doanh nghiệp, hỗ trợ các nguyên thủ quốc gia thăm và làm việc ở nước ngoài, tổ chức các tuần văn hóa, ngày văn hóa TQ ở nước ngoài

+ Các văn phòng thúc đẩy XK (EPO): Thành lâp ở các địa phương, các vùng có quy mô sản xuất, xuất khẩu lớn. Thực hiện tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu về các lựa chọn nguyên liệu đầu vào, công nghệ sản xuất và cơ cấu sản phẩm đảm bảo sự phù hợp với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với biến động của thị trường, cung cấp thông tin và giải đáp những thắc mắc về môi trường luật pháp và chính sách của các doanh nghiệp

+ Các thương vụ: đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đặc biệt nhân sự làm công tác Marketing là cầu nối trung gian giữa thị trường tron nước và nước ngoài, thường cung cấp thông tin về thị trường các doanh nghiệp, hỗ trợ trong đàm phán kí kết thành công hợp đồng thương mại với nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước giải quyết tranh chấp thương mại

(4) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ, nâng cao chất lượng sản phẩm:

+ Thành lập các cơ quan chức năng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm tra giám định chất lượng hàng xuất khẩu

+ hàng năm tổ chức bình chọn và trao giải thưởng cho 100 sản phẩm XK đạt chất lượng cao nhất, thông qua các nhà nhập khẩu lớn, cơ quan quản lý của nước nhập khẩu khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và thúc đẩy xuất khẩu

+ áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ sản xuất

(5) Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu khác

+ Áp dụng các chính sách hoàn thuế và miễn giảm thuế: VAT và thuế NK đầu vào

+ thực hiện chính sách duy trì đồng nội tệ giá trị thấp: phá giá biên độ nhỏ

+ Khuyến khích thu hút FDI để đẩy mạnh XK. Thông qua hút vốn, CN kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả của đối tác nước ngoài đồng thời kết hợp giữa thương hiệu trong nước với thương hiệu nước ngoài để phát triển khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu. trung quốc đã đồng ý mở cửa các lĩnh vực dầu thô và dầu chế biến cho các thương gia tư nhân qua việc tự do hóa dầu và giảm sự độc quyền mậu dịch bằng việc cho lĩnh vực tư nhân nhập khẩu 4 triệu tấn các sản phẩm dầu và 10% dầu thô nhập khẩu. TQ cũng sẽ mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ mặt hàng này sau 3 năm gia nhập WTO, và cho phép các công ty nc ngoài có ít nhất 30% ở mỗi trạm xăng dầu. TQ sẽ mở cửa thị trương bán buôn sau 5 năm gia nhập WTO. Trong lĩnh vực viễn thông, các nhà kinh doanh nước ngoài đc phép nắm nới 25% cổ phần ở các ông ty viễn thông di động, tăng lên 35% một năm sau dó và lên 49% trong 3 năm tiếp theo. Trong các dịch vụ internet, truyền thông và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, các công ty nước ngoài có thể nắm giữ ngay 30% ở các công ty TQ thuộc các tỉnh BK, TH và QC, tỷ lệ này sẽ lên 50% sau 2 năm khi mọi hạn chế về khu vực địa lý đc xóa bỏ. Từ năm 1978-2001 FDI tích lũy vượt 760 tỉ USD, đứng đầu thu hút FDI tại các nước đang phát triển và đứng thứ 2 thế giới

READ:  Mục tiêu, đối tượng và đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đăc biệt là CSHT giao thông,xây dựng khu chế xuất,đặc khu kinh tế mở tạo môi trng thuận lợi cho họat động sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

+ Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập DN dựa trên đại bàn hoạt động và tỷ trọng giá trị hàng hóa XK trong đó các DN hoạt động trong đặc khu kinh tế và có tỷ trọng giá trị XJ từ 70% trở lên trong tổng doanh thu sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế thu nhập DN cao nhất. Đồng thời CP thực hiện chính sách hoàn thuế cho cáca DN tham gia vào XK
Các biện pháp quản lý nhập khẩu:

TQ ưu tiên NK sản phẩm công nghệ như máy móc thiết bị và các nguyên liệu phục vụ cho sx hàng XK, áp dụng thuế quan, hạn ngạch, giấy phép

• Áp dụng biện pháp thuế quan NK. Đây là công cụ được use phổ biến nhất và với mục đích bảo hộ các ngành CN non trẻ.

Trong quá trình đàm phán gia nhập vWTO mức thuế quan NK được điều chỉnh giảm dần từ 42,5% năm 95 xuống 15,2% năm 2001.

• Áp dụng hạn ngạch NK : được áp dụng đối với các loại sp cần được kiểm soát 1 cách chặt ché để bảo hộ cho nền sx trong nước : thép, hóa chất, dệt may

• Đưa ra các biện pháp chống bán phá giá

Sau cải cách cuối năm 1978, kinh tế TQ phát triển rất nhanh. Từ đầu thập niên 1980 đến năm 1996 kinh tế TQ luôn tăng trưởng xấp xỉ 10%

+ Giai đoạn 2001- nay:

Mô hình chính sách: thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập

Các biện pháp thực hiện

+Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở thời kỳ trc đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp mới thông qua việc chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật,xây dựng CSHT đào tạo phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo nghề.Cụ thể từ 1/1/2002 chính phủ TQ ban hành luật thuế đối kháng và chống bán phá giá nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hàng TQ và hàng hóa nước ngoài.

+ Tiến hành cắt giảm thuế và hạn ngạch nhập theo lộ trình. Năm 2002 mức thuế quan bình quân đã hạ từ 15,3% xuống 12%, mức giảm là 21,6%; năm 2003 bình quân mức thuế đã từ 12% giảm xuống 11% mức giảm là 8,3%, và giảm còn 10% năm 2005. Hàng hóa nhập khẩu được quản lý bằng giấy phép và hạn ngạch cung giảm dần (44 mặt hàng năm 2001) xuống còn 14 mặt hàng năm 2005

Từ năm 2002-2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của TQ đạt 15.728,78 tỷ USD, xuất khẩu đạt 8518,78 tỷ USD, nhập khẩu đạt 7209,99 tỷ USD lần lượt tăng gấp 4,8 lần, 5 lần và 4,6 lần so với 24 năm gộp lại kể từ khi TQ cải cách mở cửa năm 1978 đến năm 2001. Năm 2010 quy mô thương mại của TQ đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. TQ đã có 450000 công ty xuyên quốc gia được thành lập đồng thời có 98 xí nghiệp mạnh của thế giới đã đầu tư vào khu vực Phố đông- Thượng Hải, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã xuất khẩu ra nước ngoài 60% số sản phẩm còn lại tiêu thụ trong nước

+ Chuyển sang tập trung xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao: để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có giá trị cao tăng thu ngoại tệ và xây dựng thương hiệu

+ Triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh toán dựa trên hiệp định của NHTW TQ với NHTW nước ngoài trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và mở đại diện NHTW của NH TQ và đại diện NHTW TQ ở nước ngoài: chuyển đổi tiền tệ, mở thư tín dụng. TQ muốn tạo điều kiện thanh toán tốt nhất cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi và thúc đẩy XK

+ tăng cường thực hiện các biện pháp xúc tiến thương mại để thực hiện sự hỗ trợ tích cực hơn của CP cho các dn tham gia vào XK thay thế cho các biện pháp hỗ trợ trực tiếp: tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thông qua quỹ phát triển, đưa quyền sản xuất và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất nhỏ và vừa, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho tổng công ty xuất nhập khẩu, Ưu tiên cho 2 tỉnh QUảng Đông, Phúc Kiến mở rộng quyền hạn kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa phương. Các thành phố trực thuộc TW cũng đc phép thành lập các tổng công ty ngoại thương riêng

+CP TQ thực hiện tăng cường dự trữ ngoại tệ nhằm bình ổn tỷ giá hối đoái tạo đk thuận lợi cho các DN tham gia vào XK và thu hút ĐTNN

+Tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám định hàng xuất khẩu và tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng xuất khẩu chất lượng cao vào các nước phát triển

+Công tác đào tạo nguồn nhân lực:Chính phủ TQ chú trọng phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề,nâng cao chất lượng đà tạo đại học,cao đẳng trong nc kết hợp với các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế

Biện pháp quản lý NK

+ Chuyển sang áp dụng các bp mang tính kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong đó đ biệt chú ý đến tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn về môi trường

+Từng bước áp dụng c/s chống bán phá giá nhằm tạo ra mt cạnh tranh b đẳng và b vệ lợi ichcs cho các DN trong nước dựa trên luật chống bán phá giá được ban hành năm 2002

+ Tăng cường áp dụng hạn chế XK tự nguyện đ với sp NK từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. đồng thời áp dụng các biện pháp tự vệ

+ Thuế quan NK được đchỉnh theo hướng tự do hóa TM theo q định của WTO xuống còn 10% năm 2005. Đồng thời hàng hóa NK được quản lý = giấy phép và hạn ngạch cũng giảm dần (44 mặt hàng năm 2001) xuống còn 14 mặt hàng năm 2005

READ:  Nêu đặc điểm hợp đồng quyền chọn, nguyên tắc hạch toán hợp đồng quyền chọn cho mục đích phòng ngừa rủi ro

3. Bài học kinh nghiệm rút ra để hoàn thiện chính sách TMQT của Việt Nam:

Nằm trong khu vực tăng trưởng năng động nhất của thế giới, Việt Nam và Trung Quốc đều có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý để phát triển kinh tế hướng ngoại. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nguồn nhân công dồi dào, tuy nhiên, nếu xét về quy mô thì Trung Quốc vượt xa Việt Nam. Song nguồn nhân công của hai nước đều có chung đặc điểm là giá rẻ, thuộc vào loại thấp nhất thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia đều chịu những tác động tư tưởng, văn hóa lịch sử truyền thống tương tự nhau. Từ thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm của Trung Quốc, một số bài học cho Việt Nam có thể rút ra như sau:

• Kinh nghiệm phát triển các đặc khu kinh tế .Đây chính là việc chọn các vùng có ĐK thuận lợi nhất để mở cửa trc tiên

• phát triển các khu khai thác và phát triển kinh tế kỹ thuật

• Tích cực chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động trong đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, nhằm tìm kiếm các cơ hội mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam nhận được sự đầu tư cũng như hỗ trợ từ phía nước ngoài

• Nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ cán bộ chuyên môn marketing nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường.

• Nhận biết được tầm quan trọng của việc tạo ra những sản phẩm chất lượng. Cần kiểm tra kỹ chất lượng đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, phải đầy đủ các tiêu chuẩn thì mới cho xuất khẩu. Thực hiện tốt được điều này sẽ tạo được lòng tin cũng như uy tín đối với các khách hàng khó tính như thị trường Nhật Bản, thị trường Hoa Kỳ, thị trường EU.

• Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới. Cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về các thị trường trọng tâm trọng điểm cho các doanh nghiệp. thông qua các tuần lễ giao lưu văn hóa, hội chợ thương mại để quảng bá cho hàng hóa của Việt Nam.

• Công nghiệp phụ trợ: Như đã phân tích, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu (hơn 80% nhập khẩu ). Nhập khẩu vừa qua tăng đột biến do nhập khẩu những hàng hóa trên tăng mạnh (cả khối lượng và giá cả). Để tránh sự phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu hàng hóa trên, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên vật liệu có xu hướng gia tăng, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ. Quy hoạch, phát triển các cụm, khu công nghiệp phụ trợ bên cạnh các khu công nghiệp chuyên ngành chuyên sản xuất nguyên phụ liệu, vật tư sản xuất để cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu; Chuyển hướng sản xuất và hình thành vùng nguyên liệu cho các ngành đang có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu gỗ,…Bằng cách đó, Việt Nam sẽ tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn và tránh được những cú sốc về giá khi giá nguyên vật liệu tăng trên thị trường quốc tế.

• Chuyển dịch cơ cấu đầu tư: Việt Nam cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang các ngành xuất khẩu. Đồng thời cũng dần phải dịch chuyển cơ cấu các ngành xuất khẩu từ chỗ giá trị gia tăng thấp sang hướng giá trị gia tăng cao.

• Có chính sách giám sát đầu tư công hiệu quả, để đảm bảo rằng nguồn vốn đầu tư không tạo ra một nền kinh tế thiếu hiệu quả, không hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững, gây nên nhập siêu trong tương lai.

• Liên kết các doanh nghiệp, các ngành kinh tế liên quan đến nhau để nhập khẩu theo một hệ thống và có chiến lược nhập khẩu phù hợp, để tăng quy mô khắc phục những khó khăn về vốn, giá cả.

• Phát triển các cơ quan thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài nhằm các mục tiêu:

+ Tham gia cùng các đoàn đám phán của nước ta trong quá trình đàm phán ký kết các hợp đồng song phương và đa phương.

+Thực hiện việc thu thập và cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước( môi trường luật pháp, thị hiếu, đối thủ cạnh tranh..)

+Tư vấn cho việc lựa chọn thị trường , quảng bá sản phẩm, giới thiệu hình ảnh Việt Nam cho bạn bè thế giới.

• Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng quy mô và tiếp thu được trình độ quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại… Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị hiện đại, không nhập khẩu các máy móc, công nghệ lạc hậu, tránh đưa nước ta trở thành bãi rác công nghiệp…

• Việc áp dụng các rào cản kỹ thuật ở VN chưa mang tính thường xuyên, chưa thực sự hữu hiệu.VD dịch cúm gia cầm…khi hết dịch thì lắng xuống,k có giấy chứng nhận chất lượng, k có nhiều thiết bị kiểm tra đánh giá