Phân tích nguồn gốc hình thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.

1- Truyền thống nhân văn của dt: “Thương người như thể thương thân”, “Người trong 1 nước phải thương nhau cùng”;

2- Truyền thống văn hóa Phương đông và phương tây: Sống có nhân nghĩa, luân lý, coi trọng đạo lý làm người. Đó là lòng từ bi của Phật giáo; đó là lòng báo ái của Thiên Chúa giáo; đó là tư tưởng nhân đạo của CMTS, nhất là CMTS pháp 1789, muốn tự do, bình đẳng, bác ái trong quan hệ giữa con người với con người…

3- Cơ sở hoạt động thực tiễn của người: Quan hệ với nhiều tầng lớp nhân dân trong nước, nhất là nhân dân lao động; Đi nhiều nước trên thế giới, cả nước ĐQTB, cả các nước thuộc địa; Thấu hiểu cuộc sống, tình cảnh, ước vọng của các tầng lớp nhân dân trong xh; Bản thân người cũng đã trải qua nhiều cảnh thăng trầm, vất vả, tủi nhục trong cảnh nước mắt, nhà tan…

READ:  Vì sao khi xây dựng những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới, Hồ Chí Minh thường sử dụng những khái niệm đạo đức của Nho giáo?

4- Chủ nghĩa nhân văn mác-xít: nhất là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, khát khao giải phóng cho toàn xh, cho mọi người, nhất là người lao động bị áp bức, bóc lột…