Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẩn). Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này. Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang vận dụng quy luật này như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta?

Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật mâu thuẩn chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẩn bên trong sự vật. Chính vì vậy quy luật mâu thuẩn là cơ sở phương pháp luận trong việc phân tích mâu thuẩn + quá trình đấu tranh để giải quyết với 3 yêu cầu cơ bản sau:

– Mâu thuẩn tồn tại khách quan, phổ biến: sự vật hiện tượng nào cũng có mâu thuẩn và mâu thuẩn là cái vốn có của bản thân sự vật, bởi vậy muốn cho sự vật, hiện tượng phát triển thì phải phát hiện ra mâu thuẩn nhưng phải tìm ra mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó.

– Và khi phân tích mâu thuẩn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẩn phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và sự tác động qua lại lẫn nhau + vị trí của từng mặt đối lập + những mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng.

VD: mâu thuẩn bên trong, bên ngoài, mâu thuẩn thiết yếu, không thiết yếu.

– Để thúc đẩy sự vật phát triển thì phải giải quyết mâu thuẩn nhưng phải tôn trọng nguyên tắc và giải quyết mâu thuẩn là đấu tranh của các mặt đối lập nhưng việc đấu tranh để giải quyết mâu thuẩn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẩn, phải tìm ra những phương thức, phương tiện, lực lượng để giải quyết mâu thuẩn nhưng mâu thuẩn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi, bởi vậy phải chống thái độ chủ quan nóng vội và tích cực thúc đẩy điều kiện khách quan để làm điều kiện giải quyết mâu thuẩn đi đến chổ chín muồi.

– Những mâu thuẩn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau.

VD: trong XH có giai cấp đối kháng có 2 loại mâu thuẩn:

+ Mâu thuẩn đối kháng: địa chủ – nông dân.

+ Mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân: mâu thuẩn không đối kháng: giữa công nhân và nông dân.

Phải tôn trọng quy tắc giải quyết mâu thuẩn => đấu tranh.

READ:  Quy luật phủ định của phủ định nêu khuynh hướng và kết quả phát triển của sự vật, hiện tượng?

Phương pháp giải quyết khác nhau: mâu thuẩn đối kháng bằng nhiều phương pháp nhưng chủ yếu bằng bạo lực; mâu thuẩn không đối kháng không dùng bạo lực.

VD: xảy ra bạo loạn ở Tây Nguyên ta xác định đây là mâu thuẩn vừa đối kháng vừa không đối kháng. Lần đầu ta thất bại vì ta không xác định được kẻ nào là đối kháng thực sự. Khi đã xác định được là CIA thì ta phải dùng bạo lực ngay.

– Ý nghĩa phương pháp luận.

– Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn.

– Để phân tích đúng bản chất của sự vật, trước hết phải nhận thức sự vật như một thực thể đồng nhất, tiếp đó phải nghiên cứu những mặt khác nhau, những mặt đối lập và tác động qua lại giữa các mặt đối lập để nhận biết mâu thuẫn và nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

– Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét toàn diện các mặt đối lập; theo dõi toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó; nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn.

– Phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn; tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn và tổ chức thực tiễn để giải quyết mâu thuẫn một cách thực tế.

– Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi. Cho nên, chúng ta không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện; phải tạo điều kiện thức đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết.

– Đối với các mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, vào những điều kiện cụ thể. Phải có biện pháp giải quyết thích hợp với từng mâu thuẫn.

– Tóm lại, từ những điều trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy, mọi sự vật và hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân sự vật; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn đến sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

* Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta

READ:  Tiền tệ xuất hiện như thế nào trong lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền tệ?

– Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH nên tồn tại khách quan nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội có nhiều giai cấp. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế và giữa các giai cấp là tất yếu. Đảng CSVN đã và đang vận dụng linh hoạt quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong việc đề ra chính sách phát triển các thành phần kinh tế. Các TPKT đều được thừa nhận tồn tại khách quan và NN tạo điều kiện, môi trường để chúng tồn tại và phát triển trên thực tế. Đồng thời các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật

– Đảng CS Việt Nam cũng nhận biết mâu thuẫn cơ bản của xã hội có giai cấp là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với tầng lớp tư sản. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận rõ đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, là những mâu thuẫn cục bộ, tạm thời chứ không phải là mâu thuẫn đối kháng như trong các nước TBCN nên phương pháp giải quyết tuyệt đối không dùng bạo lực cách mạng.

– Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tồn tại các mâu thuẫn cơ bản sau đây:

  • Mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
  • Mâu thuẫn giữa lợi ích các nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
  • Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó
  • Mâu thuẫn giữa sự phát triển tự giác theo con đường đi lên CNXH với khuynh hướng tự phát đi lên CNTB.

– Nhận biết các mâu thuẫn trên, vận dụng quy luật mâu thuẫn: Đảng và NN ta đã đưa ra các qui định pháp luật ràng buộc các chủ thể trong xã hội mà đặc biệt là các chủ thể kinh tế thực hiện nghiêm túc các qui định về môi trường như qui định xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác công nghiệp, rác y tế… Tích cực giáo dục tuyên truyền ý thức của các chủ thể kinh tế. Đưa vấn đề môi trường vào quá trình lập kế hoạch phát triển quốc gia.