Phân tích phép biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội

anh / chị hãy phân tích phép biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội. Đảng CSVN đã vận dụng phép biện chứng này như thế nào vào giai đoạn cách mạng hiện nay?

a/ Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội:

a1/ Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất:

* Lực lượng sản xuất:

– Khái niệm: là toàn bộ các yếu tố vật chất-kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong quan hệ biện chứng với nhau tạo thành nguồn lực thực tiễn tác động vào giới tự nhiên làm ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình và nhu cầu của XH.

– Kết cấu của llsx gồm: người lao động, tư liệu sx, khoa học

+ Người lao động: phải đủ tuổi tác từ 18-60 tuổi, có đầy đủ sức vóc, trí tuệ; có đủ sức khỏe; tay nghề (trình độ chuyên môn) và những phẩm chất khác như ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần trách nhiệm.

+ Tư liệu sản xuất: là một phần của giới tự nhiên tham gia vào quá trình sx. Tlsx bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. Tlsx dùng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động.

Tư liệu lao động gồm phương tiện lao động và công cụ lao động.

Công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất trong tư liệu sx vì công cụ lao động thể hiện trình độ chế ngự tự nhiên của con người. Công cụ lao động quyềt định năng suất lao động. Năng suất lao động lại là thước đo trình độ của 1 chế độ xh.

+ Khoa học: ngày nay khoa học đã trở thành llsx trực tiếp

Khoa học bao gồm KHTN, KHXH, KH nhân văn, Kh kỹ thuật Những phát minh, sáng chế áp dụng nhanh chóng vào sx.

KH thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành llsx

Trong các yếu tố này thì người lao động giữ vai trò quyết định vì người lao động là chủ thể của quá trình sx. Họ là người nghĩ ra phát minh KH-KT, cũng là người áp dụng sự kiện đó vào sx cho nên các quốc gia phải có chiến lược đối với người lao động, nhưng toàn bộ phẩm chất của người lao động lại phụ thuộc ở chỗ người ta sử dụng tlsx ấy

VD: để làm người lao động VN có sức khỏe hơn, … thì phải liên quan đến tlsx mà người lao động sử dụng.

Ý thức của con người có tính độc lập tương đối, tác động lại trình độ sx.

* Quan hệ sản xuất:

Khái niệm: là quan hệ giữa người và người trong quá trình sx

– Quan hệ sở hữu về tư liệu sx: tư liệu sx chủ yếu của xh được giải quyết ntn?

VD: QHSH của XHCN dưới 2 hình thức: sở hữu toàn dân, sở hữu tư nhân

– Quan hệ quản lý tổ chức sx: ai là người quản lý, ai là người bị quản lý, ai là người chỉ huy, ai là người bị chỉ huy ?

– Quan hệ trong việc phân phối sp: ai là người phân chia, số lượng nhận được là bao nhiêu, nhận được ntn ?.

Phân phối sp phụ thuộc vào quan hệ sở hữu.

a2/ Quy luât Quan hệ sản xuất phù hợp với trình đô ph.triển của Lực lượng sản xuất

READ:  Quan điểm của triết học mac lenin về bản chất con người?

Các Quan hệ sản xuất hợp thành hệ thống tương đối ổn định (hình thức XH của q.trình SX) so với sự v.động & ph.triển liên tục của Lực lượng sản xuất (nội dung XH của q.trình SX). Sự thống nhất & tác động giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất được thể hiện qua 2 nội dung:

Trình độ của llsx quyết định qhsx:

Nói về trình độ của llsx là nói về trình độ của người lao động, công cụ lao dộng, trình độ của tổ chức phân công lao động, trình độ ứng dụng KHKT vào sx.

Sự phát triển của llsx được đánh dấu bằng trình độ của llsx.

Trình độ của llsx phát triển đến đâu thì qhsx phải tương ứng với nó nghĩa là cách thức sở hữu, quản lý, phân phối sp phải tương ứng với nó.

Quan hệ sản xuất chậm thay đổi, còn Lực lượng sản xuất (CCLĐ…) luôn thay đổi; Khi Lực lượng sản xuất sự thay đổi đến một trình độ nào đó thì nó sẽ không còn phù hợp (mâu thuẫn) với

Quan hệ sản xuất hiện có;

Mâu thuẫn này được giải quyết bằng cách xoá bỏ Quan hệ sản xuất cũ, thay thế vào đó Quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với trình độ mới của Lực lượng sản xuất. PTSX cũ mất đi, PTSX mới tiến bộ hơn ra đời.

Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đến Lực lượng sản xuất

Bản thân Quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại Lực lượng sản xuất nghĩa là cách thức sở hữu, quản lý, phân phối sp tác động đến tất cả yếu tố cấu thành Lực lượng sản xuất, tác động đến con người và TLSX bởi vậy nếu Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển Lực lượng sản xuất thì nó sẽ thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển. Phù hợp nghĩa là Quan hệ sản xuất phải tạo điều kiện tối ưu cho việc kết hợp tư liệu sx và tư liệu lao động.

Nếu Quan hệ sản xuất ko phù hợp với trình độ pt của Lực lượng sản xuất thì trì trệ làm cho LLSx ko pt được, gồm 2 trường hợp:

+ Quan hệ sản xuất quá lạc hậu so với trình độ pt của Lực lượng sản xuất thường xảy ra ở các nước TBCN

TBCN có Lực lượng sản xuất : XH hóa, Quan hệ sản xuất : sở hữu tư nhân về TLSX nên thay Quan hệ sản xuất khác

Thay đổi về quản lý (vd như bán cổ phần cho người lao động), phân phối sp: trước đây người dân nhận được tiền lương , bây giờ nhận được cổ tức

Việc điều chỉnh này làm cho CNTB đứng vững.

+Quan hệ sản xuất tiên tiến 1 cách giả tạo thường xảy ra ở những nước kém pt trong đó có VN

VD: như quản lý quan liêu bao cấp, phân phối bình quân chủ nghĩa nên kt trì trệ

Sở dĩ Quan hệ sản xuất có vai trò như vậy là vì nó quyết định mục đích of sx, quyết định hệ thống tổ chức quản lý sx, quyết định việc phân phối sp… nên nó tác động trực tiếp đến thái độ của người lao động

b/ Đảng CSVN đã vận dụng phép biện chứng này như thế nào vào giai đoạn cách mạng hiện nay ?

Vận dụng học thuyết của hình thái KT-XH của Mac

Chúng ta thực hiện những biến đổi mang tính chất CM trên cả 3 lĩnh vực:

READ:  Triết học là gì?

Lực lượng sản xuất,Quan hệ sản xuất, kte thị trường trước hêt là Lực lượng sản xuất, ta phải ra sức pt Lực lượng sản xuất coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để tạo tiền đề kte vững chắc cho sự ra đời phương thức sx mới. Nhưng khi chta pt Lực lượng sản xuất trong dkien CM KH-công nghệ diễn ra dồn dập như ngày hôm nay, ta phải thay đổi tư duy ko đi vào những ngành công nghiệp cổ truyền như trước đây mà phải lựa chọn những ngành công nghiệp cho thích hợp, xd kêt cấu hạ tầng, cơ sở vật chất-kinh tế hệ thống thông tin và tạo diều kiện nhanh
chóng để ứng dụng những thành tựu KH-KT-Công nghệ mới vd như bưu chính, viễn thông, vi sinh học…

Chta giải phóng và khai thác nhanh chóng mọi nguồn lực của Lực lượng sản xuất (người lao động, TLSX) tạo công ăn việc làm cho người lao động, khai thác triệt để đất đai
sông ngòi.

Công nghiệp hóa gắn liền hiên đại hóa, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là 1 trong những nhân tố quyết định dần đến sự thuận lợi của sự nghiệp xd CNXH
thuận lợi ở VN.

Phù hợp với sự pt của Lực lượng sản xuất ta từng bước thiết lập Quan hệ sản xuất từ thấp đên cao với sự đa dạng của các hình thức sở hữu và chế độ công hữu phải là kết quả hợp quy
luật của quá trình XH hóa thực sự chứ ko thể tạo ra bằng biện pháp hành chính, cưỡng bức.

Phân biệt 2 khía cạnh của sở hữu khía cạnh pháp lý và khía cạnh thực hiện quyền sở hữu là nội dung kte của sở hữu

Khía cạnh pháp lý của sở hữu thì phải ổn định, nội dung kte of sở hữu (các hình thức thực hiện quyền sở hữu) thì phải thay đổi do sự pt of Lực lượng sản xuất

Nếu các hình thức thực hiện quyền sở hữu ko thay đổi chẳng những quyền sở hữu bị vi phạm mà sx xh còn bị tê liệt

Trong Quan hệ sản xuất thì quan hệ pháp lý, quan hệ tổ chức rất nhạy cảm và có tầm quan trọng rất lớntrong hệ thống Quan hệ sản xuất chính vì vậy ta phải chuyển chế độ quản lý từ hiện vật sang quan hệ hàng hóa tiền tệ, nếu ta làm được như vậy thì ta làm đúng theo quy luât XH

Quy luật phân phối thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu

Kinh tế thị trường: tiến hành cuộc CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, phát huy được nhân tố con người, coi con người ở đây ko phải chỉ là mục tiêu mà còn là động lực để xd 1 XH văn minh, coi trọng vai trò của nhà nước, mà nhà

nước phải được tổ chức theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CS.