Pháp luật quy định như thế nào về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động?

Điều 61 Bộ luật lao động năm 2012 quy định việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

– Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

READ:  Hiện tại tôi đang có ý định ký kết hợp đồng lao động với công ty X, nhưng tôi đang phân vân trong việc lựa chọn loại hợp đồng lao động. Vậy xin hỏi, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các loại hợp đồng lao động? Trong trường hợp đã ký kết hợp đồng lao động có thời hạn (để có thêm thời gian tìm hiểu về công ty), sau khi hết hạn hợp đồng, nếu tôi muốn gắn bó lâu dài với công ty thì có được chuyển sang hợp đồng lao động không xác định thời hạn không?

– Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.