Quá trình phát triển kinh tế, sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc đã diễn ra như thế nào?
Về kinh tế:
Mặc dù bị phong kiến phương Bắc đô hộ và cai trị, bóc lột tàn bạo, tình hình kinh tế nước ta vẫn có những bước phát triển đáng kể từ công nghiệp đến nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Về công nghiệp, tuy còn hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển : các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao… ; vũ khí như kiếm, giáo, mác…làm bằng sắt vẫn được chế tác và sử dụng phổ biến.
Về nông nghiệp, nhân dân ta đã biết đắp đê phòng lụt, dùng sức kéo trâu, bò, trồng lúa hai vụ một năm và tiếp tục nghề trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi các loại gia súc lấy thịt và sức kéo, phân bón.
Các nghề thủ công truyền thống như nghề gốm, nghề dệt…vẫn được phát triển.
Về thương nghệp, các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được mua bán, trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
Sự phân hóa xã hội :
Xã hội có sự thay đổi và phân hóa sâu sắc. theo sơ đồ sau:
Thời Văn Lang – Âu Lạc | Thời kì bị phong kiến phương Bắc đô hộ |
Vua | Quan lại đô hộ người Hán |
Quý tộc | Hào trưởng người Việt, địa chủ người Hán |
Nông dân công xã | Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc |
Nô tì | Nô tì |
Các triều đại phong kiến phương Bắc tổ chức bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ mọi quyền hành (từ Thứ Sử, Thái Thú đến Đô Úy, Huyện lệnh). Tại các huyện, nhà Tây Hán vẫn cho các Lạc tướng trị dân và có quyền thế tập như cũ.
Đưa người phương Bắc (Hán) sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ. Trong tầng lớp quý tộc ngoài hào trưởng người Việt nay xuất hiện thêm các địa chủ người Hán.
Ngoài nông dân công xã, nay có thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc (là những nông dân bị địa chủ cướp hết ruộng đất phải lệ thuộc và làm thuê cho chúng).
Tầng lớp nô tì ngày càng đông thêm do chính sách cai trị, bóc lột và cướp đoạt ruộng đất của bọn quan lại, địa chủ người Hán.
Sự truyền bá văn hóa phương Bắc (Hán) và cuộc đấu tranh gìn giữ văn hóa dân tộc :
Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo…và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
Nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ tiếng nói, chữ viết, phong tục và nếp sống của dân tộc ; đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc và các nước khác nhằm gìn giữ bản sắc và làm phong phú thêm nền văn hóa của mình.