Quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc vận dụng và phát triển tư tưởng hồ chí minh

Lý luận gắn liền với thực tiễn

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động”. Phải kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chú ý một số nội dung:

– Luôn đem lý luận đối chiếu với thực tiễn.
– Trong hoạt động thực tiễn phải chú ý tổng kết nâng lên thành vấn đề lý luận.
– Thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận.

Quan điểm lịch sử – cụ thể

Luôn đặt quan điểm, luận điểm của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Xem xét những quan điểm của Hồ Chí Minh trong mối quan hệ biện chứng với thực tiễn cuộc sống, liên tục vận động và phát triển không ngừng tương tác với những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
Sự thống nhất giữa lời nói và làm việc của Hồ Chí Minh được coi trọng và nhất quán trong quá trình Người lãnh đạo cách mạng.

READ:  Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, phản ánh tính hiện thực lịch sử và chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử.

Quan điểm toàn diện và hệ thống

– Phải nhìn sự vật toàn diện, bao quát. Tránh bỏ sót việc lớn, cơ bản, ảnh hưởng đến đại cục.
– Phải xem xét sự vật trong quá trình phát sinh, phát triển, và đặt sự vật trong tổng thể.
– Quan điểm của Hồ Chí Minh là nhất quán trong một hệ thống chặt chẽ.

Quan điểm kế thừa và phát triển

– “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
– Trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm kế thừa và phát triển, chú ý vận dụng tinh thần và phương pháp của Người để nhận thức và hành động đúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra.
– Cuộc sống vận động không ngừng, phải nắm bắt đúng tình hình thực tế trong nước và thế giới để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cho sát với yêu cầu thực tế, sát với điều kiện mới.