Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam như thế nào? Cho biết hậu quả của những chính sách này đối với đất nước ta.

* Chính sách chính trị:

• Thi hành chính sách “Chia để trị”. Chúng chia nước ta thành 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với 3 chế độ khác nhau; chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số; chia rẽ các tôn giáo.
• Triệt để lợi dụng giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn để làm tay sai.

* Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp:

• Triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch; khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm,…
• Hạn chế mở trường, chủ yếu là các trường tiểu học, chỉ có một số ít trường trung học ở các thành phố lớn…
• Sách, báo xuất bản công khai được lợi dụng tuyên truyền chính sách khai hóa của thực dân và reo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác.

READ:  Nêu khái quát phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1920 - 1925.

* Hậu quả:

• Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp giữ nước ta trong vòng lạc hậu, ngày càng lệ thuộc vào Pháp, gây nên sự chia rẽ trong đất nước ta, mâu thuẫn xã hội chồng chéo, đan xen;
• Gây ra tâm lí tự ti trong một bộ phận nhân dân ta, làm nhụt tinh thần đấu tranh…
• Các tệ nạn xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo dài đến đời sống nhân dân, ổn định xã hội…
• Hơn 90% dân số mù chữ sau cách mạng tháng Tám gây nên những khó khăn lớn cho đất nước…