Trình bày nội dung đường lối cách mạng Việt Nam thể hiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3-2-1930?

1 – Hoàn cảnh lịch sử .

– Hội nghị thành lập Đảng (từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930) họp ở bán đảo Cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc). Dưới sự chủ trì của Nguyễn ái Quốc, Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng Cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam , thông qua một số văn kiện quan trọng, trong đó có Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc khởi thảo.

2 – Nội dung cơ bản của Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt.

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã vạch ra những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam, đó là:

 – Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản bao gồm ba nội dung gắn bó với nhau: dân tộc , dân chủ và chủ nghĩa xã hội .

– Trong giai đoạn thực hiện chiến lược cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa, nhiệm vụ của cách mạng về các phương diện chính trị , kinh tế, xã hội là:

+ Về chính trị : Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến , làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra Chính phủ công, nông, binh; tổ chức ra quân đội công-nông.
+Về kinh tế : Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn như: công nghiệp , vân tải, ngân hàng…. của tư sản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công,nông, binh….Thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân cày nghèo. Miễn thuế cho dân nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp ;thi hành luật; ngày làm 8 giờ.
+Về phương diện xã hội : Dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.

READ:  Cuộc Duy Tân Minh Trị - Lịch Sử lớp 8

-Về giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng :

“1.Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.

2.Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến .

3.Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày như: công hội, hợp tác xã…. khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.

4.Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông, Thanh niên, Tân Việt….để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp .Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng như: Đảng Lập hiến….thì phải đánh đổ.

5.Trong khi liên lạc với các giai cấp , phải rất cẩn thận , không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường lối thoả hiệp”

– Như vậy, lực lượng cách mạng bao gồm các giai cấp và tầng lớp như công nhân, nông dân, tiểu tư sản , trí thức, tư sản dân tộc và các cá nhân yêu nước thuộc tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ, trong đó giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng .

READ:  So sánh Cương lĩnh tháng 10/1930 với Chính cương sách lược vắn tắt ngày 3-2-1930 và rút ra những nhận xét?

– Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt đã phát triển thêm một số luận điểm quan trọng trong tác phẩm Đường cách mệnh như tính chất Đảng, chia ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản cách mạng cho nông dân nghèo, lợi dụng mâu thuẫn có nguyên tắc…. Cương lĩnh chính trị của Đảng ra đời sau Nghị quyết Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ XI khoảng một năm rưỡi, Nguyễn ái Quốc đã tiếp thu nhiều tư tưởng đúng đắn, đồng thời đã không chịu ảnh hưởng một số quan điểm “tả” của Quốc tế cộng sản.

3 – Ý nghĩa lịch sử

Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn ái Quốc khởi thảo là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam , đó là một Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới. Độc lập, tự do gắn liền với định hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.