Soạn bài Chiều tối – Hồ Chí Minh

CHIỀU TỐI

(Hồ Chí Minh)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Hồ Chí Minh (1890 – 1969), là búp sen xanh của làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghê An
– Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo cha là ông nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan
– Từ nhỏ Hồ Chí Minh đã thông minh và lớn lên đã được tiếp thu tư tưởng làm cách mạng
– Sinh ra trong một thời đại đất nước làm nô lệ, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường cứu nước và trở thành một vị lãnh tụ đầu tiên của nước Việt Nam ta.
– Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

– Bài thơ được viết trong lần chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ là một bức tranh xinh xắn về miền sơn cước đồng thời toát lên ở đó vẻ đẹp của một con người cách mạng với tinh thần lạc quan vượt qua mọi gian khổ của cuộc chuyển lao, vẫn ung dung ngắm cảnh. Bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép nhưng vẫn lấp lánh chất thép

b. Vị trí xuất xứ: nằm trong tập thơ Nhật Kí Trong tù của Hồ Chí Minh

II. PHÂN TÍCH

1. Hai câu thơ đầu:

Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ

– Cảnh:

+ “Chim mỏi” -> đây chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh cánh chim trong thơ xưa đều xuất hiện vào khung cảnh buổi chiều
+ Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới
+ ở câu hai phần dịch không sát với bản chính “cô vân” gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là “chòm mây” không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình

READ:  Soạn bài Thao tác lập luận bình luận

Cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, đó là mộ buổi chiều với mây trôi bảng lảng, cánh chim trở buổi chiều về, những hành động đang đi vào trạng thái tĩnh.

– Tình:

+ Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên
+ Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn
+ Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng “ Chim bầy vút bay hết- mây lẻ đi một mình”
+ Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng  đó chính là tinh thần thép của Bác.

2. Hai câu thơ cuối

– Cảnh:

+ “sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
+ trong thơ cổ dưới áng chim chiều mây nổi thì xuất hiện con người đó là những đạo sĩ, ẩn sĩ lánh đời
+ Trong thơ lãng mạn: xuất hiện những con người là mỹ nhân tuyệt đẹp
+ Trong thơ bác lại chính là người lao động
+ Hoạt động gắn liền với cô gái ấy chính là hoạt động say ngô tối, cái chữ tối bộc lộ sự chăm chỉ cần mẫn của con người. đây là một hình ảnh tuyêt đẹp về cuộc đời người thiếu nữ vất vả đáng quý đáng yêu
+ Điệp vòng “ma bao túc” cho thấy công việc diễn ra thường xuyên hàng ngày
+ Từ “hồng” như làm sáng cả bài thơ, nhãn tự của bài thơ, có tác dụng mang lại tươi sáng niềm ước vọng cho ngày mai

READ:  Đọc hiểu bài Chiều tối của Hồ Chí Minh

– Tình:

+ Nhà thơ phải là người yêu cuộc sống lắm mới có thể làm cảm nhận được cái đẹp trong công việc lao động thường ngày
+ Không những thế còn phải có một trái tim nhân hậu và một sự lạc quan tin vào tương lai tươi sáng hơn

III. TỔNG KẾT

Nhà thơ Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một bức tranh miền sơn cước khi về tối. Cảnh tượng thiên nhiên hiện lên bàng bạc ánh chiều, sự vật hiện tượng đang chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh. Nhưng riêng có Người và cô gái xay ngô tối kia vẫn đang hoạt động. đó là một tinh thần lạc quan đáng khen ở Người