Soạn bài: Ôn tập phần Văn học – lớp 7

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

PHẦN I: NỘI DUNG CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC

1. Văn bản nhật dụng:

Gồm:

a. “Cổng trường mở ra”: Vai trò quan trọng của nhà trường.

b. “Mẹ tôi”: Tình cảm và tấm lòng người mẹ.

c. “Cuộc chia tay của những con búp bê”: Quyền trẻ em.

2. Phần ca dao:

4 chủ đề.

a. Những câu ca dao về tình cảm gia đình, ca ngợi công ơn sinh thành, nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ.

b. Những câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người, ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc, của những di tích lịch sử gắn chặt với đời sống tinh thần.

c. Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khốn khổ đắng cay tủi nhục của nưgời dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ.

d. Những câu hát châm biếm nhằm phê phán và chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.

3. Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam:

Tập trung 2 chủ đề lớn: Tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.

a. Tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc và tình yêu cuộc sống bình yên được thể hiện rõ nét ở: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.

b. Tình cảm nhân đạo thể hiện ở tiếng nói phê phán chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên những cuộc chia ly đầy sầu hận “Chinh phụ ngâm khúc”, ở tiếng lòng thiết tha, xót xa cho thân phận long đong “bảy nổi ba chìm” mà vẫn trong trắng, sắt son của người phụ nữ “Bánh trôi nước”; ở tâm trạng ngậm ngùi, da diết nhớ về một thuở vàng son đã mất của Bà Huyện Thanh Quan trong “Qua đèo ngang”.

4. Các bài thơ trữ tình hiện đại:

Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa.

Chủ đề: Tinh thần lạc quan, ý chí chiến đấu sắt đá và tính nhân văn, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng của anh bộ đôi Cụ Hồ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh ở núi rừng Việt Bắc.

5. Các bài tuỳ bút:

Một thứ quà của lúa non – Cốm, Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu.

– Chủ đề: Yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống bình yên, giản dị mà rất đỗi kỳ diệu.

6. Tác phẩm thơ Đường:

– Tác giả: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Chi Trương.

– Tác phẩm: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

– Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên, lòng yêu quê hương sâu đậm, tình cảm nhân ái vị tha vì con người.

7. Luyện tập:

* Bài tập 1:

– Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau.

– Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện.

 

Tên tác phẩm Tên tác giả Nội dung tư tưởng, tình cảm Thể thơ
Rằm tháng giêng

(Nguyên tiêu)

Hồ Chí Minh Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu đậm và phong thái ung dung, lạc quan.
Cảnh khuya NT NT
Qua đèo ngang Bà huyện Thanh Quan Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đồi hoang sơ. Chữ nôm TNBCĐL
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Chi Trương Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa khi mới trở về quê.
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Lý Thường Kiệt Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. TNTTĐL
Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) Nguyễn Trãi Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Lục bát
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lý Bạch Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. NNTT
Buổi chiều đửng ở phủ Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông Tình cảm quê hương thiết tha của một vị vua yêu nước. NNTT

– Thể thơ.

Bài tập 2:

Khác với tác phẩm của cá nhân, ca dao trữ tình là những bài thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.

– Ca dao thường là thơ lục bát.

– Bút pháp thường gặp trong ca dao: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, phóng đại.

– Nêu một số VD và phân tích?

PHẦN II: Ý NGHĨA CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC

1. Văn bản “Cổng trường mở ra”:

– Mẹ dành tình thương và lòng tin cho con, cho nhà trường và cho xã hội tốt đẹp.

– Câu nói cổng trường mở ra gồm… là một thế giới kỳ diệu.

+ Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.
+ Tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục.
+ Khích lệ con đến trường để học.

2. Văn bản “Mẹ tôi”:

– Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả.

3. Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”:

– Đây là cuộc chia tay không bình thường vì những người tham gia vào cuộc chia tay đều không có lỗi. Đó là cuộc chia tay không đáng có, không thể đẩy trẻ em vào tình cảnh bất hạnh. Người lớn và xã hội hãy chăm lo và bảo vệ hạnh phúc của trẻ em.

– Tình cảm của con người sẽ không bao giờ mất, cả trong khuôn khổ tình cảm anh em mãi trong sáng.

– NT: Cách kể truyện chân tình và cảm động.

4. Những câu hát về tình cảm gia đình (ND):

– Coi trọng công ơn và tình nghĩa trong các mối quan hệ gia đình.

– Sự ứng xử tử tế, thuỷ chung trong nếp sống và trong tâm hồn dân tộc.

– Nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ quen thuộc dùng trong hát ru.

5. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người:

– Phản ánh tình yêu và lòng tự hào chân thành, sâu sắc tinh tế của nhân dân ta trước vẻ đẹp quê hương, đất nước, con người.

– Nghệ thuật: Đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi.

6. Những câu hát than thân:

– Thân phận bé nhỏ, cay đắng của người nông dân và phụ nữ trong xã hội cũ.

– Niềm thương cảm dành cho những thân phận đó.

– Nỗi oán ghét xã hội vô nhân dạo, đầy đoạ người lương thiện.

– Nghệ thuật: Phép ẩn dụ mượn hình ảnh các con vật gần gũi, bé nhỏ làm biểu tượng, so sánh.

7. Những câu hát châm biếm:

– Nội dung: Phơi bày, giễu cợt hoặc phê phán các hiện tượng xấu trong xã hội như lười nhác lại đòi sang trọng, có danh mà không có thực, chuyện buồn bị biến thành chuyện vui, việc từ thiện biến thàn bí ẩn.

– Hình thức: Khai thác các hiện tượng ngược đời để châm biếm, dùng phép ẩn dụ tượng trưng và phóng đại.

– Nghệ thuật: Phóng đại, ngược đời, ẩn dụ kết hợp sự biểu cảm.

8. Văn bản “Sông núi nước Nam” (Lý Thường Kiệt):

– Khẳng định trước kẻ thù về chủ quyền đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.

– Niềm tự hào, tự tin vào chủ quyền dân tộc, tinh thần phản kháng chiến tranh xâm lược ngoại bang.

– Nghệ thuật: Âm điệu hùng hồn, rắn rỏi, giọng chắc nịch, kiêu hãnh.

9. Văn bản “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải):

– Là hào khí chiến thắng giặc ngoại xâm, khát vọng xây dựng đất nước thời Trần.

– Bộc lộ niềm vui chiến thắng quân xâm lược.

– Mong ước, hy vọng đất nước bền vững, thanh bình.

– Nghệ thuật: Giản dị, không hoa mỹ, gợi cảm xúc người đọc.

10. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông):

– Bức tranh quê với những nét đẹp giản dị, nên thơ, yên ả, thanh bình, người và cảnh hoà hợp.

– Tình cảm yêu mến, ân tình với quê hương.

– Nghệ thuật: Miêu tả để biểu cảm.

11. Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi):

– Ca ngợi vẻ đẹp của Côn Sơn.

– Bài ca về niềm vui sống thanh thản của con người giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Qua đó ngợi ca tấm lòng yêu quý thiên nhiên, tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc, nhân cách trong sạch.

– Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, cảm xúc.

12. Sau phút chia ly (Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm):

– Nỗi ngậm ngùi xót xa trong cảnh ngộ xa xôi, cách trở.

– Nỗi buồn thương cho tuổi xuân không còn hạnh phúc.

– Nỗi oán hận chiến tranh li tán hạnh phúc dang dở tuổi xuân của con người.

– Mong mỏi hạnh phúc lứa đôi.

– Nghệ thuật: Điệp từ, điệp ngữ, đối lập, dùng hình ảnh để biểu thị cảm xúc.

13. Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương):

– Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ.

– Nghệ thuật: ẩn dụ.

Bài tập:

Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.

Hướng dẫn:

Trong một lần về quê hương Thiên Trường (Nam Định), vào một buổi hoàng hôn, bức tranh làng quê thanh bình đã được hiện lên trong thơ của một ông vua yêu dân, yêu nước, yêu quê hương đầy lãng mạn.

Cảm giác xóm nước thôn sâu như lồng trong khói, lúc thì cảnh hiện ra mờ ảo, lúc thì cảnh như không, lúc thì lại hiện ra rõ nét “khói lồng”. Trong cảnh đó là sương chiều lẫn với khói bếp thổi cơm chiều của các nhà trong thôn. Đó là một cảnh hoàng hôn làng quê nơi Đồng bằng Bắc Bộ, thật thơ mộng mà lại thanh bình.

Vang lên trong không gian tĩnh mịch hoàng hôn là tiếng sáo diều của lũ trẻ chăn trâu đang đưa những đàn trâu no căng về làng.

Dưới đồng đôi cò trắng thấy vắng người chúng liền rủ nhay mò cá tranh thủ lúc buổi chiều. Sự sống của con người như bị chuyển dịch từ cánh đồng để đến các ngôi nhà tranh ấm cúng. Vợ chồng nhà cò lại tiếp tục sự sống trên đồng, tranh thủ trước khi trời sập tối.

Cảnh thanh bình, tĩnh lặng nhưng bên trong sự sống đang cựa mình.

 

READ:  Soạn bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu