Soạn bài Từ Ấy – Tố Hữu

TỪ ẤY

(Tố Hữu)

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. Tác giả

Về tác giả Tố Hữu sẽ có bài đọc riêng ở chương trình Ngữ văn lớp 12.

Ở đây, chỉ nêu vài nét liên quan đến việc sáng tác bài thơ Từ ấy. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Đó là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu – cả về sự nghiệp cách mạng cũng như sự nghiệp thơ ca. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết Từ ấy – Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập Từ ấy (gồm ba phần: “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”). Tố Hữu đã lấy tên bài thơ quan trọng này đặt tên cho tập thơ đầu của mình được sáng tác trong mười năm từ 1937 đến 1946.

B. Tác phẩm: Từ ấy

1. Lí tưởng cách mạng bừng sáng trong tôm hồn nhà thơ (khổ 1)

Từ ấy trong lôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Khổ thơ này đã lâu trở thành tiếng lòng thân thuộc của thế hệ trẻ nước ta trong việc tìm đến với lí tưởng cách mạng chính vì nó là tiếng nói chân thành từ đáy lòng người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu trong cái giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng.

Đó chính là cái giây phút thiêng liêng nhất, đẹp nhất trong cuộc đời cách mạng cũng như cuộc đời thơ của Tố Hữu. Giây phút ấy vừa chói chang diệu kì:

Từ ấy trong tôi bừng nấng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim

Lại vừa xanh tươi như một khu vườn đậm hương sắc và rộn tiếng chim…

Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của nhà thơ được biểu hiện trong những từ ngữ chỉ sắc độ (sắc thái và mức độ) của tình cảm:

– Bừng nắng hạ
– Chói qua tim
– Rất đậm hương
– Rộn tiếng chim

* Phân tích giá trị biểu cảm của những từ này.

Tất cả đều mãnh liệt, say mê (ở đây là “say lí tưởng”), và niềm vui khi bắt gặp lí tưởng của nhà thơ tràn đầy, viên mãn. Với Tố Hữu, lí tưởng ấy có cái đẹp của “mặt trời chân lí” lại có cái xanh tươi rạo rực của cuộc sống con người khiến thi nhân vừa có cảm giác chói chang trước một vầng ánh sáng diệu kì lại vừa cảm thấy tâm hồn dịu mát như một vườn cây hoa trái sum sê… Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

Mặt trời chân lí chói qua tim

Không phải “mặt trời chân lí” chói qua óc mà chói qua tim: lí tướng ấy có ý nghĩa với cả người chiến sĩ Tố Hữu và nhà thơ Tố Hữu; bởi khi nó đã “chói qua tim” thì có nghĩa là nó đã lay động đến phần sáu xa nhất của con người, làm bừng sáng lên con người và ở lại mãi mãi trong con người ấy. Tác động tới “trái tim” của nhà thơ, điều ấy nói lên lí tưởng cộng sản là một lí tưởng nhân văn, nhân bản, gần gũi con người, đem lại hạnh phúc cho con người, được con người đón nhận – mà ở đây là đón nhận bằng “trái tim”, bằng cả tấm lòng thiết tha và tự nguyện.

Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” là một sáng tạo mới mẻ và có chiều sâu của Tố Hữu trong thơ trữ tình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Thời ấy thơ ca cách mạng còn dùng những hình ảnh ước lệ như “cửa độc lập”, “đèn tự do”, “hòn máu nóng”,“chiêu hồn nước”,… thì Tố Hữu đã sử dụng hình thức thơ mới để tạo ra tiếng nói mới cho thơ ca cách mạng. Và hình ảnh trên đây trong Từ ấy là một đóng góp có ý nghĩa làm cho thơ trữ tình cách mạng có hình thức hiện đại và giàu sức hấp dẫn đối với tuổi trẻ. Câu thơ “mặt trời chân lí chói qua tim” của Tố Hữu, vì thế, đã có sức sống lâu bền trong lòng thế hệ trẻ trải qua bảy thập kỉ từ 1938 đến nay.

READ:  Soạn bài Tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến

2. Nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ (khổ 2)

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Bốn câu thơ thực ra chỉ là một câu được diễn đạt theo hình thức những câu thơ bắc cầu để nói lên điều tâm niệm, cũng là nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ: Nguyện gắn bó với những người lao khổ để đồng cảm, chia sẻ với nhau, hiểu nhau, gần gũi nhau làm cho “khối đời” ngày càng thêm mạnh. Gắn bó với những người lao động khổ là một lẽ sống đẹp nhưng không phải là ai cũng có được và nhất là dám sống như thế. Phải có ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi rõ thì Tố Hữu mới nhận thức được lẽ sống đó và tự nguyện gắn bó với cuộc sống đó. Tiếp nối khổ đầu (bừng sáng lí tưởng cách mạng), khổ thơ này tuôn chảy ào ạt thành một dòng (một câu) đã nói lên sự tự nguyện của nhà thơ. Chữ “buộc” ở đây không mang nghĩa “bắt buộc”, mà là “buộc chặt”, gắn bó với mọi người. Nhà thơ “buộc lòng với mọi người”

Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ

Sự gắn bó là ở những mặt quan trọng nhất của con người: tình người, hồn người. Các từ “để”, “với” được láy lại tạo ra nhịp thơ dồn dập nói lên sự gắn bó đó. Lòng buộc chặt với mọi người, tình trang trải với trăm nơi, hồn chia sẻ với bao hồn khổ, sự gắn bó ở đây thật sâu sắc, toàn diện, nhà thơ đã thực sự đến với những người lao khổ, để cùng với họ làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng (“mạnh khối đời”).

3. Sự chuvển biến sâu sổc trong tình cảm của nhà thơ (khổ 3)

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Có nhận thức đúng về lẽ sống thì sẽ có chuyển biến sâu sắc trong tình cảm và điều này diễn ra thật tự nhiên trong tâm trạng nhà thơ và cái giây phút đặc biệt quan trọng này. Giống như khổ 2, khổ này cũng chỉ là một câu theo hình thức những câu thơ bắc cầu; và nối tiếp khổ 2, nó cũng tuôn chảy ào ạt trong một mạch thơ liên tục, với nhịp thơ dồn dập được tạo ra bằng những điệp từ “là”: là con, là em, là anh. Sự chuyển biến tình cảm của nhà thơ ở đây thật sâu sắc, được diễn tả bằng những câu thơ khẳng định: Tôi đã là con, là em, là anh, … Khi đã nhận thức đúng đắn sẽ gắn bó với những người lao khổ, thì về mặt tình cảm, tác giả tự nguyện hòa vào khối quần chúng đó, hơn thế nữa, còn cảm thấy vui sướng khi mình được “là con của vạn nhà”, “là em của vạn kiếp phôi pha”, “là anh của vạn đầu em nhỏ…” Đó là những tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng và một nhà thơ cách mạng khiến Tố Hữu cảm thấy hạnh phúc thực sự khi mình được làm con, làm em, làm anh của khối quần chúng cách mạng mà ông đã yêu thương, gắn bó và tìm đến họ. Trong khổ thơ này, đáng chú ý là nhà thơ đà dành cho các em nhỏ đến hai câu thơ, trong khi ở hai đối tượng trên chỉ một câu. Phải chăng đây là cái nét riêng trong tình cảm thi nhân khi ông vốn là người luôn quan tâm đến những em bé nghèo khó bất hạnh trong cuộc đời cũ? (Mở đầu phần “Máu lửa” của tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã viết 5 bài liền về các em bé như thế).

READ:  Soạn bài Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

4. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

– Sáng tạo những hình ảnh mới mẻ cho thơ trữ tình cách mạng như hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim”, hình ảnh “hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim”, (hình ảnh trên mang ý nghĩa biểu tượng, hình ảnh dưới là hình ảnh so sánh) (Xem phân tích ở mục 1).

– Sử dụng các biện pháp tu từ như tượng trưng, so sánh, điệp từ (để, với, là, của).

– Nhịp điệu câu thơ: dồn dập, tuôn chảy, ào ạt như tâm trạng vui sướng, say mê của nhà thơ trong giây phút bừng sáng lí tưởng cách mạng, không nén được mà phải bộc lộ, giãi bày.

– Là bài thơ trừ tình, bộc lộ tâm trạng của “cái tôi nhà thơ” một cách tự nhiên, nhưng vẫn có một bố cục lôgíc, chặt chẽ theo ba ý trong một mạch thơ chung: lí tưởng cách mạng bừng sáng, nhận thức mới về lẽ sống, tình cảm chuyển biến sâu sắc. Đó là lôgíc: Lí tưởng -> Nhận thức —> Tình cảm.

II/ LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Các em tự làm theo cảm nhận riêng của mình.
Bài tập 2: Chế Lan Viên nói đến nguyên nhân làm nên thơ Tố Hữu có thể tìm thấy một yếu tố quan trọng (“trong tế bào này”): anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại… (điều này Tố Hữu đã nói rõ trong khổ 2 và 3 của bài thơ Từ ấy).

Yêu cầu của bài tập là giải thích điều đó. Hướng giải thích có thể như sau:

– Vì sao thi sĩ không thể là nhà thơ của một người (chính mình) mà phải là nhà thơ của vạn nhà? Vì sao khi đã là nhà thơ của vạn nhà thì mới hay, mới có giá trị, có tác dụng với cuộc sống, với sự nghiệp cách mạng?

– Tương tự như vậy, giải thích vì sao nhà thơ phải buộc lòng mình cùng nhân loại?

(Minh họa những điều giải thích trẽn bằng dẫn liệu thơ của Tố Hữu).