TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
I. TIỂU DẪN
1. Hoàn cảnh ra đời
– Ngày 19/8/1945: Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân.
– Ngày 26/8/1945: Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc.
– Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn độc lập“
2. Giá trị
– Là một một văn kiện to lớn.
– Là một tác phẩm văn học có giá trị – áng văn chính luận xuất sắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?
Ai là người kéo cờ trong lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945?
Để khẳng định độc lập chủ quyền của Việt Nam, phần cuối của bản tuyên ngôn đưa ra những tuyên bố gì ? Ý nghĩa?
Giá trị lịch sử và Chất chính luận trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh
II. ĐỌC HIỂU
1. Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn
– Tuyên ngôn nước Mĩ (1776): Nhân dân thuộc địa Bắc Mĩ đấu tranh giải phóng khỏi thực dân Anh giành độc lập dân tộc.
– Tuyên ngôn nhân quyền của thực dân Pháp: Năm 1789: CMTS Pháp xoá bỏ chế độ phong kiến Pháp lập nên nền dân chủ tư sản.
=> Nghệ thuật trích dẫn sáng tạo, suy ra một cách khéo léo (từ quyền con người -> quyền của cả dân tộc); chiến thuật sắc bén (gậy ông đập lưng ông).
=> Tinh thần 2 bản tuyên ngôn có ý nghĩa tích cực tạo cơ sở pháp lí vững vàng cho bản tuyên ngôn và nhằm chặn trước âm mưu đen tối, lâu dài của kẻ thù.
2. Cơ sở thực tế cho bản tuyên ngôn
a. Tội ác của Thực dân Pháp
– Cướp nước ta, bán nước ta 2 lần cho Nhật.
– Áp bức đồng bào ta ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế chính trị, xã hội.
+ Bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay, cướp ruộng đất.
+ Tắm máu các cuộc khởi nghĩa của ta.
+ Xây nhà tù nhiều hơn trường học.
+ Khuyến khích dân ta dùng thuốc phiện.
+ Thu thuế vô lí.
=> Hậu quả:hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
Cách nêu tội ác đầy đủ, cụ thể, điển hình.Giọng văn đanh thép, căm thù với nhũng câu văn ngắn gọn, đồng dạng về cấu trúc, nối tiếp nhau liên tục Từ ngữ, hình ảnh giản dị mà sâu sắc-Sự chuyển ý khéo léo.
=> Bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của Thực dân Pháp
b. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân ta
– Lập trường:chính nghĩa và nhân đạo.
– Ý chí:Trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.
– Kết quả:
+ Bác bỏ luận điệu “bảo hộ “của thực dân Pháp.
+ Giành độc lập từ tay Nhật.
+ Làm chủ đất nứơc, lập nên nền dân chủ cộng hoà.
=> Lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ Bác đã phơi bày luận điệu xảo trá của bon Thực dân Pháp Đồng thời thể hiện truyền thống nhân đạo chính nghĩa của dân tộc ta.
3. Lời tuyên ngôn độc lập
“Nước Việt Nam có quyền …” -> Lời khăng định đanh thép, ngắn gọn, trang trọng nhưng đầy sức thuyết phục.
=> Lời tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
III. TỔNG KẾT
“Tuyên ngôn độc lập” là tác phẩm chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chính xác thể hiện tầm tư tưởng văn hoá lớn được tổng kết trong một văn bản ngắn gọn, khúc chiết.