1/. Sự cần thiết của việc hội nhập kinh tế quốc tế:
Trên cơ sở đường lối Đại hội IX của Đảng, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, Đảng ta đã nhận định và xác định việc hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan và cần thiết đối với nước ta bởi các lý do sau:
1- Hiện nay, toàn cầu hóa không còn là xu thế mà đã trở thành một thực tế. Xu thế này cuốn hút tất cả các quốc gia, từ giàu đến nghèo, từ lớn đến nhỏ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập là một yếu tố phát triển. Nước nào không hội nhập thì không có cơ hội phát triển. Những nước hội nhập tốt, sâu rộng thì phát triển tốt.
2- Hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Do vậy, hội nhập nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam, phát triển mạnh mẽ quan hệ thương mại, kinh tế của nước ta với các nước.
3- Hội nhập nhằm tranh thủ ngoại lực: vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4- Hội nhập để khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế và nội lực nền kinh tế nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
5- Hội nhập cùng với đổi mới đều nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2/. Ý nghĩa của việc hội nhập kinh tế quốc tế do Đảng cộng sản Việt nam đề ra:
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta, vừa tạo ra cơ hội vừa có cả thách thức đối với sự phát triển kinh tế.
1- Về cơ hội:
– Tạo ra môi trường hòa bình và hợp tác, tạo ra điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế nước ta.
– Tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
– Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
– Tạo cơ hội tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quản lý kinh tế.
– Đào tạo nhân lực nhân tài.
2- Thách thức:
– Nhận thức về hội nhập quốc tế còn hạn hẹp.
– Hệ thống pháp luật còn nhiều mặt chưa phù hợp với luật pháp quốc tế.
– Áp lực trong việc thiết lập cơ cấu kinh tế mới, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.
– Áp lực cạnh tranh.