Tác động của chính sách thống trị thuộc địa của thực dân Pháp đối với sự biến đổi xã hội, giai cấp và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

1. Chính sách thống trị thuộc địa của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn xâm lược vũ trang, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thống trị nô dịch và bóc lột rất tàn bạo đối với dân tộc ta.

  • Về chính trị: Thi hành chế độ chuyên chế, trực tiếp nắm mọi quyền hành; “chia để trị”, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp và khủng bố.
  • Về kinh tế: Tiến hành các chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của tư bản Pháp; độc quyền về kinh tế để dễ bề vơ vét; độc quyền quan thuế và phát hành giấy bạc; duy trì hình thức bóc lột phong kiến; kìm hãm nền kinh tế Việt Nam trong vòng lạc hậu; làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
  • Về văn hoá xã hội: Thi hành chính sách ngu dân, nô dịch, gây tâm lý tự ti vong bản, đầu độc nhân dân bằng thuốc phiện và rượu cồn, hủ hoá thanh niên bằng tiệm nhảy, sòng bạc, khuyến khích mê tín dị đoan, ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ thế giới vào Việt Nam…
READ:  Trình bày nội dung đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra?

2. Tác động của chính sách thống trị thuộc địa đối với xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

  • Việt Nam đã biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mất hẳn quyền độc lập, phụ thuộc vào nước Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá.
  •  Các giai cấp xã hội bị biến đổi:
    • Giai cấp phong kiên địa chủ đầu hàng đế quốc, dựa vào chúng để áp bức, bóc lột nhân dân.
    • Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá và phân hoá sâu sắc.
    • Các giai cấp mới xuất hiện như: giai cấp tư sản (tư sản dân tộc và tư sản mại bản); giai cấp công nhân ra đời và trưởng thành; giai cấp tiểu tư sản ngày càng đông đảo.
  • Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản:
    • Một là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và bọn tay sai.
    • Hai là: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến.

Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai phản động là mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt.
Giải quyết các mâu thuẫn đó để mở đường cho đất nước phát triển là yêu cầu cơ bản và bức thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ.