I. TRỮ TÌNH VÀ TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
1. Khái niệm trữ tình được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, trữ tình là một trong ba phương thức miêu tả trong văn học; thứ hai, trữ tình là một loại văn học bên cạnh các loại tự sự, kịch.
Ở nghĩa thứ nhất khái niệm trữ tình để chỉ phương thức miêu tả của văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ Hán Việt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ ;
“tình” là tình cảm, cảm xúc. Phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tình như thơ trữ tình, kí trữ tình v.v Tuy nhiên, ở một số đoạn trong các tác phẩm tự sự hay kịch cũng có thể sử dụng theo phương thức này. Chẳng hạn đoạn miêu tả cảnh buổi sáng Chí Pheo tỉnh rượu, hay đoạn “Đêm trăng thề hẹn” trong bi kịch Romeo và Juliet đều là những đoạn rất trữ tình. Do vậy, đôi khi người ta dùng cách nói như “chất trữ tình”, “tính trữ tình” là để diễn tả đặc điểm này.
Ở nghĩa thứ hai khái niệm trữ tình để chỉ một loại tác phẩm văn học mà ở những tác phẩm này chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả, các tác phẩm loại này được gọi là tác phẩm trữ tình. Chẳng hạn như bài thơ Núi đôi của Vũ Cao, Lá diêu bông của Hoàng Cầm, tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân đều được gọi là tác phẩm trữ tình.
2. Phạm vi các tác phẩm trữ tình rất phong phú. Có tác phẩm trữ tình viết bằng văn xuôi, có tác phẩm trữ tình viết bằng văn vần, có tác phẩm thuộc loại kí, có tác phẩm thuộc loại thơ Tuy vậy, có thể chia thành ba nhóm chính là thơ trữ tình, kí trữ tình, các thể văn chính luận nghệ thuật.
a. Thơ trữ tình chiếm bộ phận lớn nhất trong loại tác phẩm trữ tình. Trong thơ trữ tình lại có thể chia ra nhiều thể loại khác nhau.
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cảm xúc người ta chia thể thơ trữ tình thành các thể loại như bi ca, tụng ca, trào phúng, ballade…
Bi ca là những bài thơ u sầu, buồn bã. Đó là những bài thơ viết về nỗi buồn, về nỗi đau, những mất mát, xót thương Nhưng không phải mọi nỗi buồn đều thành bi ca mà chỉ những buồn đau đã được nâng lên thành triết lí, thành quan niệm nghệ thuật. Nhiều bài thơ nổi tiếng của V.Jucovsky, Nekrsov, S. Esenin đều viết theo thể bi ca. Ở ta có thể xem nhiều bài thơ viết về “nỗi buồn thế hệ”, về nỗi sầu hận trong thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư thời kì Thơ mới 1932 – 1945 là những bi ca.
Tụng ca là những bài thơ trữ tình dành để ca ngợi những hành động anh hùng, những chiến công hiển hách, những cảnh tượng hùng vó của thiên nhiên. Đặc điểm của tụng ca là sự trang trọng, sự thống thiết trong cảm xúc cũng như trong biện pháp thể hiện. Tụng ca hướng đến những cảm hứng cao cả. Cho nên trong Nghệ thuật thơ ca D.N. Boileau đã xem tụng ca cùng với bi kịch là những “thể loại cao cả”. P. Ronsard, Lomonosov, A. Pushkin thời trẻ, G. Byron, Maiacovsky đều để lại nhiều tụng ca nổi tiếng. Các bài thơ viết về đất nước, dân tộc, về cuộc chiến đấu anh dũng nhân dân ta trong thơ ca sau cách mạng tháng Tám đều có thể xem là những bài tụng ca.
Trào phúng là một dạng đặc biệt của trữ tình. Với một chất giọng trào lộng, châm biếm, trào phúng phê phán đả kích những cái xấu, cái ác, những thói hư tật xấu của con người và xã hội. Những bài thơ của Tú Mở trong tập Dòng nước ngược, hay một số bài thơ châm biếm của Tú Xương đều được xem là những bài thơ trào phúng.
Ngoài ra ở phương Tây người ta thường nhắc đến thể trữ tình khá phổ biến là ballade. Thoạt đầu đây là loại tác phẩm có cốt truyện phi thường, về sau biến thành một bài thơ một vần ba đoạn. So với nhiều thể
loại trữ tình khác, ballade là thể có nhiều yếu tố của tự sự, cho nên nhiều sách lí luận đã xếp nó vào loại tự sự – trữ tình. Tuy nhiên ở đây nói như Bielinsky trong ballade “cái chủ yếu không phải là sự kiện mà cảm giác do nó gợi ra, là suy nghó mà nó dẫn người đọc tới”. Do vậy ballade vẫn được xếp vào loại tác phẩm trữ tình (1).
Dựa vào nội dung thể loại có thể chia thơ trữ tình ra các thể loại: trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân. Trữ tình tâm tình là những bài thơ nghiêng về tâm tình, tình cảm con người trong các quan hệ riêng tư của đời sống tình cảm như tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em, bè bạn Những bài ca dao viết về tình yêu dang dở, hay than thân, trách phận, những bài thơ tình là thuộc thể loại này.
Trữ tình phong cảnh là những bài thơ viết về thiên nhiên, cảnh sắc làng quê, đất nước, núi non, sông biển Ở đây thông qua thế giới thiên nhiên huyền diệu nhà thơ bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình trước con người và cuộc đời. Mỗi áng mâ trời, một lũy tre xanh, một cánh cò bay, một chiều thu, một sáng xuân đều đọng lại những trầm tư trữ tình của thi nhân.
Trữ tình thế sự là những bài thơ viết về thế thái, nhân tình. Đấy là những suy tư, chiêm nghiệm về những biến đổi, thăng trầm của thế sự. Những thời kì xã hội biến động thì xuất hiện loại trữ tình thế sự. Nhiều bài thơ của Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến đầy những ưu tư về con người, về thời thế. Đó là những bài thơ trữ tình thế sự sâu sắc.
Trữ tình công dân là những bài thơ mà cảm hứng của nhà thơ bộc lộ với tư cách là một công dân của đất nước. Những bài thơ trữ tình công dân thường bắt nguồn từ những suy tư về Tổ quốc, là nỗi thiết tha về con người, đất đai Tổ quốc, là khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp. Trong những thời kì dân tộc chống xâm lược hay đứng trước những thử thách trọng đại thì thể trữ tình này phát triển mạnh. Thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay cảm hứng công dân trở thành nét chủ đạo và nỗi bật.
Sự phân chia thơ trữ tình thành các loại thể như trên là rất tương đối. Trong thực tế không phải ranh giới của các thể loại không phải bao giờ cũng rạch ròi như vậy. Trong trữ tình tâm tình cũng có trữ tình thế sự, trong trữ tình công dân cũng có suy nghó riêng tư hay cảm xúc về thế sự. Sự phân loại trên chỉ là một cách nhìn chú ý nét ưu trội của kiểu trữ tình nào đó trong những tác phẩm cụ thể. Dựa vào đặc điểm loại hình này để cảm thụ và phân tích tác phẩm đúng đắn hơn.
b. Kí trữ tình có các thể như tùy bút, bút kí
Tùy bút là thể văn xuôi giàu chất trữ tình nhất trong các thể kí và văn xuôi nói chung. Ở thể loại này nhà văn tùy theo cảm xúc mà đi từ sự việc này đến sự việc kia, từ liên tưởng này đến liên tưởng khác. Qua đó nhà văn bộc lộ cảm xúc, nhận xét, tâm tình về con người, về cuộc đời.
Giá trị của tùy bút là ở những suy nghó sâu sắc, thâm thúy trên cơ sở cảm xúc dào dạt được rút ra từ những việc, những chuyện tưởng như bình thường, đơn giản. Những tùy bút như Sông Đà của Nguyễn Tuân, Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành, Dòng kính quê hương của Nguyễn Thi là những cây bút đặc sắc.
Bút kí là một thể trung gian giữa tự sự và trữ tình, nhưng nghiêng về trữ tình nhiều hơn. Trong bút kí có sự kiện nhưng không dày đặc như phóng sự, kí sự. Trong bút kí tràn trề cảm xúc, suy tư, liên tưởng, nhưng không dạt dào, phóng túng như tùy bút. Sự hài hòa giữa sự kiện và cảm xúc làm cho tùy bút có dáng vẻ độc đáo riêng trong các thể loại loại kí Nhiều bút kí trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hà Nội ta đánh Mó giỏi của Nguyễn Tuân, Bức thư Cà Mau của Anh Đức là những bút kí đặc sắc.
c. Ngoài ra các tác phẩm chính luận nghệ thuật cũng được nhiều người xem là tác phẩm trữ tình. Một trong những đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, thì ở tác phẩm chính luận cũng bộc lộ cảm xúc, nhiệt tình khẳng đònh, bảo vệ hay phủ đònh, bác bỏ một số vấn đề gì đó. Cho nên, tác phẩm chính luận cũng có khả năng trở thành tác phẩm trữ tình. Dó nhiên không phải mọi tác phẩm chính luận đều trữ tình, mà chỉ ở những tác phẩm đạt đến một trình độ thẩm mó nhất đònh, có tính nghệ thuật nhất đònh. Có thể kể đến những tác phẩm loại này như những bài diễn văn hùng hồn của Demosthene thời cổ Hi Lạp, những bài văn hừng hực khí thế chiến đếu của các nhà cách mạng tư sản Pháp như J. Marat, G. Danton, S. Just Những tác phẩm như Hòch tướng só của Trần Quốc Tuấn, Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trải, Luận về chánh học cũng là thuyết của Ngô Đức Kế, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh hay Tạp văn của Lỗ Tấn, tiểu phẩm của Ngô Tất Tố đều được xem là những tác phẩm chính luận nghệ thuật có giá trị.
3. So với các tác phẩm tự sự và kịch, tác phẩm trữ tình có những đặc điểm riêng.
a. Đặc điểm nổi bật nhất của tác phẩm trữ tình là bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. Nếu ở tác phẩm tự sự tác giả chú ý hướng về miêu tả sự kiện, ở tác phẩm kịch hướng về hành động thì trữ tình hướng về bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Đó có thể là những nỗi niềm riêng tư về hạnh phúc lứa đôi, về tình yêu tan vỡ, niềm vui gặp gỡ, nỗi buồn chia li. Đó cũng có thể là những cảm xúc, những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, thăng trầm của xã hội, những cảm xúc về Tổ quốc, đất nước, dân tộc v.v
Trữ tình là bộc lộ cảm xúc, nhưng đó là những cảm xúc được bộc lộ qua những sự việc, những biến cố nhất đònh. Do vậy trong tác phẩm trữ tình không phải không miêu tả các sự kiện. Tuy nhiên các sự kiện này thường chỉ được thuật lại, kể lại một cách chi tiết như trong tự sự. Trong tác phẩm trữ tình có thể có một câu chuyện tình, một lần gặp gỡ, một buổi chia li hay một sự kiện vui buồn nào đó, nhưng người đọc cảm nhận được cảm xúc từ câu chuyện, sự kiện đó nhiều hơn là bản thân câu chuyện đã xảy ra như thế nào.
Câu thơi của Nguyễn Bính trong bài Chân quê:
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
gợi cho người đọc nỗi lo âu phập phồng của chàng trai đang yêu là chính. Còn cái sự kiện “đi tỉnh” chỉ là duyên cớ của nỗi lo âu phập phồng kia mà thôi. Núi đôi của Vũ Cao là câu chuyện tình yêu có khởi đầu và kết thúc, nhưng tác giả không chú ý kể một cách đầy đủ, mà chủ yếu là nhắc đến để mà nhớ lại, mà bồi hồi, mà đau xót, mà nguyện sống xứng đáng với người đã mất. Sông Lấp của Tú Xương có nói đến dòng sông đã bò lấp, nhưng chủ yếu vẫn là nỗi niềm của tác giả về non sông đất nước.
Nói tới cảm xúc là nói tới những gì riêng tư cá nhân. Cảm xúc trong tác phẩm trữ tình trước khi muốn trở thành nỗi niềm chung của nhiều người thì phải là nhòp đập của trái tim thi só đã. Chính bắt đầu từ những nỗi niềm riêng tư tiếng vọng của tâm hồn có thể được vọng đi xa hơn vì nó không chỉ la văn chương mà là “gan ruột”, là “tình người” (chữ dùng theo ý Tố Hữu). Người đọc có thể san sẻ, đồng cảm, thông cảm và cùng rung động với tác giả. Trong lòch sử văn học nhân loại biết bao thông cảm và cùng rung động với tác giả. Trong lòch sử văn học nhân loại biết bao nhiêu chuyện riêng tư đã trở thành nỗi niềm chung cho nhiều người, nhiều thế hệ. Nỗi sầu hận của Nguyễn Trãi, tiếng thơ dứt lòng của Nguyễn Du, nỗi cảm hoài của Đặng Dung, nỗi buồn thế sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “tiếng cười gần như mảnh vỡ thủy tinh” của Tú Xương vẫn còn nhói lòng bao bạn đọc hôm nay và mai sau.
Tóm lại, bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp là phương thức phản ánh của loại tác phẩm trữ tình. Căn cứ vào đặc điểm này, sẽ nhận diện ra các tác phẩm trữ tình nói chung trong quan hệ với các loại tác phẩm văn học khác.
b. Trong tác phẩm trữ tình, người đứng ra bộc lộ cảm xúc gọi là nhân vật trữ tình (có người gọi là chủ thể trữ tình). Nhân vật trữ tình chính là hiện thân của tác giả. Qua tác phẩm người đọc nhận ra niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, lí tưởng tác giả được ẩn chứa nơi cảm xúc, cái nhìn của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên không thể đồng nhất tác giả tiểu sử với nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là một hình tượng nghệ thuật do tác giả sáng tạo ra. Còn tác giả lại là con người có thực trong đời. Cùng một tác giả, do vậy có thể có nhiều nhân vật trữ tình khác nhau. Với Xuân Diệu chẳng hạn nhân vật trữ tình trong bài Biển là “anh” : “Anh không xứng là biển xanh” , trong bài Lời kó nữ lại là em : “Khách ở lại cùng em thêm chút nữa”, còn trong bài Thở than lại là “tôi” : “Tôi là một kẻ bơ vơ, yêu những ái tình quạnh quẽ” v.v
Nhân vật trữ tình thường không được miêu tả diện mạo, hoạt động, lời nói, các quan hệ cụ thể như trong tác phẩm tự sự và kịch. Nhân vật trữ tình thường chỉ hiện ra dưới dạng “phiến đoạn”, nghĩa là không được miêu tả một cách trọn vẹn mà chỉ hiện ra ở những phút giây rung cảm của các trạng thái cảm xúc.
Nhân vật trữ tình thường được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Có khi nhân vật trữ tình xuất hiện dưới dạng bộc lộ, có xưng danh. Đó thường là “anh”, “em”, “tôi”, “chúng tôi”, “ta”. Chẳng hạn như “Lũ chúng tôi ngủ trong giường chiếu hẹp” (Chế Lan Viên), “Em ơi buồn làm chi, Anh đưa em về bên kia Sông Đuống” (Hoàng Cầm) v.v Dạng này chủ yếu xuất hiện trong thơ hiện đại, ca dao. Trong thơ cổ dạng này ít xuất hiện, chỉ có trong một số bài thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Cũng có khi nhân vật trữ tình xuất hiện dưới dạng “nhập vai”. Trong trường hợp này nhân vật trữ tình không còn đứng ở “vai” tác giả nữa, mà “nhập vai” ai đó để bộc lộ cảm xúc. Chẳng hạn Xuân Diệu nhập vai “kó nữ” trong bài Lời kó nữ, Tố Hữu nhập vai “anh vệ quốc quân” trong bài Bầm ơi v.v Nhân vật trữ tình có khi không bộc lộ, không xưng danh nhưng người đọc vẫn nhận ra. Trong trường hợp này gọi là nhân vật trữ tình ẩn. Dạng này xuất hiện nhiều trong thơ cổ. Chẳng hạn đó là “ông câu” trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến, người lữ khách trong Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, một người lính bao lần mài gươm dưới ánh trăng qua Thuật hoài của Đặng Dung Trong thơ hiện đại ở nhiều bài thơ cũng có nhân vật trữ tình ẩn như trong Tràng giang của Huy Cận, Hồn cúc của Hàn Mặc Tử v.v
c. Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn. Trong tác phẩm trữ tình như Selinh đã nhận xét là “chỉ nổi lên một âm sắc, một tình cảm cơ bản” (2) do vậy không thể kéo dài mà buộc phải ngắn gọn. Tác phẩm trữ tình chỉ bộc lộ những trạng thái kéo dài mà buộc phải ngắn gọn. Tác phẩm trữ tình chỉ bộc lộ những trạng thái cảm xúc nhất đònh, nếu kéo dài sẽ tạo nên sự đơn điệu và nhàm chán. Do ngắn gọn, nên tác phẩm trữ tình đòi hỏi sự cô đọng, sự dồn nén ý nghĩa trong những câu chữ ít ỏi. Ở loại tác phẩm này từ câu , chữ, âm thanh, vần điệu cho đến việc ngắt hơi, đổi nhòp đều phải trở thành những phương tiện bộc lộ tư tưởng một cách sâu sắc. Do vậy yêu cầu “ý tại ngôn ngoại” là một yêu cầu tất yếu của loại tác phẩm này. Có khi chỉ một ngọn cỏ, một nhành hoa, một ánh nắng, một áng mây, một tiếng chim hót, một tiếng thở dài cũng có thể gợi lên bao suy tư về con người, về cuộc sống, về vũ trụ. Câu thơ của Nguyễn Trãi:
“Thế sự nhiều phen thấy khóc cười Hoa thường hay héo cỏ thường tươi” là sự đọng lại của một đời người nghiền ngẫm, suy tư về thế sự mấy trăm năm trước.
Hay câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chòu lời đắng cay” gợi lên bao nhiêu ý nghĩa về cuộc sống: sự sống, cái chết, cái được, cái mất v.v
d. Lời văn của tác phẩm trữ tình là lời văn của cảm xúc nên tràn đầy tính biểu cảm. Đó là lời văn đầy hình ảnh, đầy nhạc điệu, nhất là trong thơ trữ tình. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người xem nhạc điệu như một đặc trưng của thơ cũng như của tác phẩm trữ tình, nhưng tác phẩm trữ tình thường viết bằng thơ, vì với hình thức này dể tạo nhòp điệu hơn cả. Ngay cả những tác phẩm trữ tình bằng văn xuôi thì cũng là thứ văn xuôi giàu chất thơ.
Lời văn của tác phẩm trữ tình thường là lời bộc lộ. Chủ thể thường trực tiếp đánh giá, phẩm bình đối tượng miêu tả, trực tiếp bộc lộ cảm xúc hoặc là ngợi ca khâm phục, hoặc là đả phá, phủ đònh. Khác với lời văn tự sự, thường là miêu tả, “thuật” lại, chỉ ra, phân tích các đặc tính một cách khách quan. Khi Hồ Xuân Hương viết: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung ố Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” hay khi Nguyễn Bỉnh Khiêm tâm sự : Đả từng trải sơn hà hết – Đường thế nhiều nơi hiểm hóc thay” đều bộc lộ cảm xúc, suy tư đánh giá một cách trực tiếp những thế sự trong cuộc đời.
Những đặc điểm nêu trên làm cho tác phẩm trữ tình có đặc trưng riêng, phong thái riêng so với các loại tác phẩm khác. Trong những loại thể cụ thể của tác phẩm trữ tình lại có những “biến tấu” cho phù hợp với các loại thể đó.
II. THƠ TRỮ TÌNH
1. Nếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữ tình chiếm một vò trí quan trọng trong loại trữ tình. Còn nếu chia tác phẩm văn học ra các loại thơ văn, văn xuôi, kịch, kí thì thơ trữ tình cũng giữ một vò trí quan trọng trong loại thơ. Trữ tình vừa mang đặc điểm của thơ nói chung. Nghiên cứu thơ trữ tình không thể không đề cập đến các phương diện đó. Thực ra để xác lập khái niệm thơi, chủ yếu người ta vẫn dựa trên đặc điểm của thơ trữ tình là chính. Thơ tự sự (như truyện thơ) hay kịch thơ mang đặc điểm của tự sự và kịch nhiều hơn. Vậy thơ trữ tình hay thơ nói chung là gì ?
Cho đến nay đã có hàng trăm đònh nghĩa khác nhau về thơ. Trong Từ điển văn học Nguyễn Xuân Nam cho rằng : “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhòp điệu rõ
ràng” (3).
Các tác giả Nhập môn văn học lại quan niệm “Thơ là bộc bạch cảm xúc hoặc suy tư” (4). Xuân Diệu từng cho rằng “Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào tâm tình”. Còn các tác giả trong nhóm Xuân Thu nhã tập lại khẳng đònh : “Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu, cái hình ảnh bất diệt của cõi vô cùng” (5) v.v Và theo họ, đònh nghĩa về thơ có thể viết theo kiểu toán pháp là “THƠ = TRONG = ĐẸP = THẬT” (5) v.v Có thể nói có bao nhiêu người viết về thơ thì có bấy nhiêu quan niệm khác nhau. Mỗi quan niệm đó đều xuất phát trên một số phương diện nhất đònh của thơ để khái quát, cho nên đều cho ta một ý niệm về thơ.
2. Chúng ta quan niệm thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt.
a. Thơ trữ tình cũng như thơ nói chung bộc lộ cảm xúc một cách mãnh liệt. Không có cảm xúc thì không có thơ. Cảm xúc tạo nên chất thơ của thơ. Không ai làm thơ khi không có một nỗi cảm xúc nào đấy trước con người, trước cuộc đời. Mấy trăm năm trước Lê Q Đôn đã từng cho rằng : “Sự phát khởi của thơ là lòng người”, còn nhà thơ Tố Hữu thì tâm sự : “Mỗi khi có cái gì nghó ngợi, chất chứa trong lòng không nói ra được thì tôi thấy cần làm thơ”. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, là sự rung động của nỗi lòng. Nếu thiếu những điều này thì không có thơ. Khi viết Điêu tàn, Chế Lan Viên đã từng nói rằng: “Đọc tập Điêu tàn nay xong, nếu lòng anh vẫn dửng dưng không có lấy một cơn sóng gió thì xin anh hãy cầu khẩn tất cả những gì thiêng liêng, những gì cao cả tha tội cho phạm nhân là tôi đây”. (6). Nhà thơ muốn nói rằng nếu thơ mà không dấy lên ở lòng người cảm xúc mãnh liệt thì mình là người có lỗi.
Thơ gắn với cảm xúc, bộc lộ cảm xúc nên khi được sử dụng ở các phương thức khác như tự sự hay kịch thì cũng không mất đò đặc điểm này, mà trái lại càng làm cho các loại tác phẩm này đậm chất thơ, chất trữ tình.
Cảm xúc thơ khác với cảm xúc của văn xuôi. Cảm xúc văn xuôi dù mãnh liệt đến đâu vẫn mang tính khách quan. Còn cảm xúc thơ, nói như Phan Ngọc là “được một cảm hóa ngay lập tức, đến mức là của chính tôi”. (7) Người ta đọc thơ tiếp nhận cảm xúc thơ như là cảm xúc của chính tôi”. Người ta lấy thơ ra ngâm, ngẫm nghó trong những cảnh ngộ cụ thể, tâm trạng cụ thể của mình. Thơ do vậy là tiếng nói tri âm. Người ta tìm đến thơ như tìm đến tri âm. Chẳng thế mà Hoài Thanh đã từng viết : “Thích một bài thơ là thích một con người đồng điệu” đó thôi.
b. Ngôn ngữ thơ được tổ chức khá đặc biệt khác với ngôn ngữ tự sự và ngôn ngữ kịch.
Điều dễ nhận thấy nhất ngôn ngữ thơ được phân dòng. Thoạt nhìn văn bản người ta có thể nhận diện thơ phân dòng này. So với ngôn ngữ tự sự hay kịch, sự phân dòng của thơ làm cho nó có nhiều “khoảng trắng” hơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã cắt nghĩa các “Khoảng trắng” này tạo nên chỗ “lặng” của thơ. Nhờ đó mà cảm xúc thơ có khả năng lan tỏa và gợi mở.
Kiểu lời văn của thơ cũng khác với nhiều loại tác phẩm khác. Thơ chủ yếu sử dụng văn vần. Điều cần lưu ý ở đây không phải mọi văn vần đều là thơ.
Chẳng hạn :
Xe ca, xe tải, xe con
Không mua bảo hiểm chẳng còn tương lai.
hay
Những người chồng bỏ, chồng chê
Biết ăn kẹo kéo chồng mê suốt đời
Văn vần chỉ thành thơ khi gắn với tính nghệ thuật cũng như các đặc trưng khác của tác phẩm văn học. Mặt khác, tuy đại bộ phận thơ được viết bằng văn vần, nhưng cũng chó khi thơ được viết bằng văn xuôi, tạo nên thể loại “thơ văn xuôi” khá độc đáo.
Một số nhà thơ như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Thanh Thảo đã có những bài thơ văn xuôi khá nổi tiếng. Chẳng hạn như sau đây là một đoạn trong bài thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng của Hàn Mặc Tử :
“Trăng là ánh sáng ? Nhất là trong giữa mùa thu, ánh sáng càng thêm kì ảo, thơm thơm và nếu người thơ lắng nghe một cách ung dung sẽ nhận thấy có nhiều miếng nhạc say say gió xẻ rách lả tả Và rơi đến đâu, chạm vào thứ gì là chỗ ấy, thứ ấy vang lên tuy chẳng một ai thấy rõ sức rung động”…
Cũng cần thấy rằng, trong thơ hiện đại khuynh hướng “văn xuôi hóa” câu thơ là một khuynh hướng đáng quan tâm. Đó là những kiểu lời thơ rất gần với văn xuôi như :
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
PHẠM TIẾN DUẬT – Bài thơ về tiểu đội xe không kính
hay
Con chào đời
Không có mười ba bà mụ áo quần xanh đỏ ngồi bên
Mà hai mươi bốn khuôn dấu vuông trịn chứng nhận
con trên đủ loại giấy tờ tem phiếu
NGUYỄN KHOA ĐIỀM – Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
Hình thức lời văn là tiêu chí để nhận ra thơ và không thơ. Hình thức lời văn làm cho thơ khi được thể hiện bằng các phương thức khác như tự sự hay kịch thì vẫn gọi nó là thơ như truyện thơ, kịch thơ…
Điểm đáng chú ý nữa là ngôn ngữ thơ có vần điệu. Để tạo nên âm điệu của thơ, trong các dòng thơ thường có vần. Vần là sự lặp lại những khuôn âm giống nhau (gọi là vần chính) hay tương tự nhau (gọi là vần thông) giữa các câu thơ, hay trong cùng một dòng thơ. Người ta có thể gieo vần ở cuối câu, gọi là vần chân (cước vận).
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi người ấy có buồn không ?
Có thầm nghó tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
T.T.K.H – Hai sắc hoa ti gôn
Hoặc gieo vần ở giữa câu, gọi là vần lưng (yêu vận) :
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
NGUYỄN DU – Truyện Kiều
Nếu các câu thơ được gieo vần liên tục gọi là vần liên châu, nếu gieo ngắt quãng gọi là vần gián cách. Trong một khổ thơ câu đầu khổ bắt vần với câu cuối khổ thì gọi là vần ôm. Nhờ có vần câu thơ âm vang hơn, đồng thời cũng dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Trong thơ cách luật gieo vần trở thành nguyên tắc với những quy đònh chặt chẽ. Trong thơ tự do, gieo vần không còn là nguyên tắc bắt buộc, nhưng thường người làm thơ cũng tìm cách gieo vần nhằm làm cho câu thơ hay hơn.
Thơ có thể có vần (thơ cách luật) hay không nhất thiết lúc nào cũng có vần (thơ tự do) nhưng thơ phải luôn luôn có điệu. Ngay cả những bài thơ văn xuôi cũng cần có âm điệu, tiết tấu nào đó mới gọi là thơ văn xuôi, nếu không chỉ gọi là văn xuôi thuần túy.
Nhạc điệu trong thơ trước hết phải là nhạc điệu của tâm hồn, của cảm xúc tạo nên. Mỗi câu thơ, mỗi bài thơ không chỉ là câu chữ mà còn là âm hưởng của cảm xúc nhà thơ qua mỗi câu, chữ đó. Có nhiều thể loại thơ về niêm, luật, vần, nhòp về cơ bản là được quy đònh trước nhưng vẫn tạo ra được những âm điệu khác nhau. Thơ Đường luật chẳng hạn, có bài rất buồn đau, có bài lại hài hước, có bài hào hùng, có bài thống thiết, bi tráng Điều này chỉ có thể giải thích sự tạo nên âm điệu là do cảm xúc. Có người cho rằng thơ Đường luật với mấy chữ “trắc trắc, bằng bằng” nên không có nhạc điệu là chưa thỏa đáng. Bởi vì nếu vậy chỉ mới xét nhạc điệu trong thơ dựa trên tổ chức của ngôn ngữ, mà chưa căn cứ vào cảm xúc. Tuy nhiên, cách tổ chức ngôn ngữ cũng góp phần không nhỏ tạo nên nhạc điệu trong thơ, bởi vì chính nó đưa nhạc điệu của cảm xúc vang xa. Nhạc điệu của thơ do đó còn phụ thuộc vào cách ngắt nhòp, phối âm, tiết tấu của thơ. Khi Xuân Diệu viết :
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nàng lòng lên chơi vơi
XUÂN DIỆU – Nhò hồ
Câu thơ toàn thanh bằng đã góp phần đáng kể diễn tả cái cảm xúc “chơi vơi” khi nghe tiếng đàn trong cõi “Thu gần xa vắng tự muôn đời”. Hay khi Nguyễn Du cắt câu thơ Truyện Kiều thành những nhòp trúc trắc 3/1/4 : “Nửa chừng xuân/ thoắt/ gãy cành thiên hương” cũng góp phần nói lên cái trắc trở của một số pận, một đời người.
Trên đây là những đặc điểm chính của thơ trữ tình với tư cách là một loại thể thuộc loại trữ tình và một loại thể nằm trong thơ nói chung. Thơ trữ tình còn nhiều đặc điểm khác như đặc điểm về phương thức phản ánh đã nêu trong loại trữ tình nói chung, ở đây không nhắc lại.
3. Một bài thơ nói chung, một bài thơ trữ tình nói riêng được tổ chức theo những điểm loại thể của nó. Có thể khảo sát cách tổ chức một bài thơ trên các phương diện đề thơ, dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ và toàn bài.
a. Tiếp xúc với một bài thơ trước hết là đề thơ. Đề thơ có ý nghĩa gợi mở cho người đọc hiểu nội dung bài thơ, tứ thơ.
Với đề thơ Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh thông báo với người đọc đây là một nỗi nhớ về quê hương qua hình ảnh một dòng sông của một người xa quê. Với đề thơ Em bé Hirosima, N. Hikmet gợi cho người đọc nội dung đang hướng tới là nói đến trẻ thơ, tương lai nhân loại để từ đó nói đến nội dung chống chiến tranh trong bài thơ. Đọc đề thơ, người đọc có thể hình dung phần nào vấn đề tác giả đang đề cập. Liên hệ giữa nội dung bài thơ với đề thơ nhiều khi gợi ra nhiều liên tưởng độc đáo, hiểu bài thơ sâu sắc hơn.
Cũng có những bài thơ “không đề” hay không có đề thơ. Ở đây nhà thơ muốn người đọc tự mình suy ngẫm, hiểu lấy ý tình trong bài, tránh sự áp đặt có sẵn. Thơ đạt đến chỗ “không đề” là rất khó. Xưa kia, Viên Mai đã từng cho rằng : “Thi đáo vô đề tự hóa công” (Bài thơ đạt đến không đề tựa như là hóa công vậy). Nhiều bài thơ có đề rất hay, gợi mở cho nội dung rất nhiều, nhưng cũng có những đề thơ hời hợt, tùy tiện. Các đề thơ như Có lỗi của Xuân Diệu, Đợi anh về của K. Kimonov, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm là những đề thơ hay, có sức liên tưởng.
b. Một bài thơ được tạo nên bởi các dòng thơ. Phân thơ ra dòng là cách tổ chức đặc biệt của thơ. Ở tác phẩm văn xuôi và kịch không có sự phân chia này. Thoạt nhìn vào cách phân dòng có thể nhận ra đó là một bài thơ.
Trong thơ cách luật, số tiếng mỗi dòng thường được quy đònh trước là sáu, bảy, tám tiếng hay cứ một dòng sáu, một dòng tám tiếng v.v Dựa vào số tiếng trong dòng mà gọi tên thể thơ như dòng năm tiếng là thơ ngũ ngôn, dòng bảy tiếng là thơ thất ngôn, hai dòng bảy, một dòng sáu, một dòng tám tiếng là thơ song thất lục bát…
Ở thơ tự do, số tiếng trong dòng không quy đònh trước. Có thể là mỗi dòng một tiếng, hai tiếng, ba tiếng hay bảy, tám, chín, mười tiếng, thậm chí mười bốn, mười lăm tiếng đều được. Tuy nhiên, không thể vì ý mà kéo quá dài, lúc đó dòng thơ sẽ gần với câu văn xuôi hơn là thơ.
Thông thường câu thơ trùng với dòng thơ khi dòng thơ trọn một ý. Thơ cổ điển, thơ cách luật nói chung được tổ chức theo cách này :
Quân tử hãy lăm bền chí cũ
Chẳng âu ngặt, chẳng âu già
NGUYỄN TRÃI
Nhưng cũng có khi hai ba dòng mới trọn một câu. Lại có trường hợp câu thơ kéo từ dòng ngày sang dòng khác, người ta gọi là vắt dòng. Chẳng hạn :
Hôm nay đònh đi, ngày mai hoãn lại
Thế rồi xa. Không đến nghe tiếng nhạc của Người
Ngỡ sẽ trở lại thôi. Ai biết trong đời
Không lại nữa, Xa Ba Lan từ đó
Nhiều lúc ngắm bầu trời, sắc mây, tôi ngỡ
Dễ thấy khác rồi nếu đã đến với Sôpanh
CHẾ LAN VIÊN – Có lỗi với Sôpanh
Trong bài thơ, dòng thơ dễ nhận ra. Còn phải từ nội dung mới nhận ra câu thơ. Trong bài thơ văn cổ biết chấm câu cho đúng phải có một trình độ học vấn nào đó. Trong thơ, chấm câu đúng, mới hiểu đúng thơ.
c. Phối hợp một số dòng thơ thành khổ thơ, liên kết nhiều khổ thơ thành đoạn thơ. Cũng có khi khổ thơ có một dòng và đoạn thơ có một khổ. Không phải thơ nào cũng chia khổ, nhất là bài thơ ngắn như thơ Đường luật, thơ cổ phong. Sự chia thơ ra khổ, ra đoạn gắn với ý tình đònh nói trong khổ, trong đoạn đó.
Có thể loại số dòng trong khổ quy đònh khá chặt chẽ. Chẳng hạn một bài xon nê Ý mười bốn dòng, được chia thành bốn khổ và số dòng trong mỗi khổ là 4 – 4 – 4 – 2. Cũng là xon nê nhưng ở Pháp chia bốn khổ theo thứ tự 4 – 4 – 3 – 3. Có bài thơ mỗi khổ là một đoạn, có bài hợp nhiều khổ thành đoạn. Bài xa xuân 1961 của Tố Hữu có 21 khổ, chia làm bảy đoạn như sau : 2 – 7 – 2 – 3 – 4 – 1 (chữ số Ả Rập ở đây chỉ số khổ trong đoạn). Bài Quê hương của Giang Nam có 5 khổ thành 5 đoạn.
d. Từ đề thơ, dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ hợp lại thành bài thơ. Bài thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh. Có bài thơ như thế gọi là trường ca. Thể thơ haiku của Nhật Bản chỉ có ba câu. Theo chân Bác của Tố Hữu, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Những người đi tới biển của Thanh Thảo lại dài hàng
trăm câu.
Mỗi bài thơ có cấu trúc nội tại của nó. Thơ Đường luật cấu trúc nội tại ấy được thể hiện qua các phần đề, thực, luận, kết. Xon nê có các phần mở đề, đối đề, phát triển, kết luận… Mỗi bài thơ có tứ thơ. Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng “lao động thơ trước hết là kiếm từ” và “làm thơ khó nhất là tìm từ”. Ông cho rằng ngôn từ, câu chữ, vần điệu rất quan trọng, nhưng đó là cái quan trọng thứ hai, cái “quan trọng thứ nhất làm rường cột cho tất cả là cái tứ thơ, nó chỉ đạo cả bài thơ” (8).
Vậy tứ thơ là gì ? Cho đến nay về tứ thơ có nhiều quan niệm khác nhau. Xuân Diệu phân biệt “ý” và “tứ”. Ông cho rằng “ý” là do phản ánh cuộc sống vào trong trí óc, trí tuệ thành ra suy nghó, khái quát và nhận đònh “Ý” thơ chưa phải là sự sống, nhưng “tứ” thơ đã là sự sống rồi. “Ý” là của chung mọi người, “tứ” mới là của riêng thi só”. (9) Nguyễn Xuân Nam cũng phân biệt “ý” và “tứ” ố Ông cho rằng : “Nói đến ý ta nghó đến những điều nảy sinh trong trí óc khi suy nghó. Còn tứ phải là những ý không ở dạng quan niệm nữa, đã thể hiện trong hình tượng. Có tứ tất có ý, còn có ý chưa hẳn là có tứ”. Từ sự phân biệt này ông đi đến kết luận : “Một tứ thơ phải là hình tượng có tìm tòi sáng tạo, thể hiện ý trọn vẹn, gợi lên những điều tốt đẹp xúc động lòng người, tạo ra những mối liên tưởng rộng rãi, nghĩa là có giá trị thẩm mó cao”. (10)
Như vậy có thể hiểu tứ thơ là ý thơ bao trùm toàn bài, ý thơ đó không còn là ý nghó trừu tượng mà trở thành hình tượng thơ có sức gợi cảm. Một bài thơ hay phải có tứ thơ hay độc đáo. Hay nói như Xuân Diệu “phải có tứ bài thơ mới đứng được”. Tìm được tứ thơ hay là một sáng tạo của nhà thơ. Các bài thơ như Tây Tiến của Quang Dũng, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Độc Tiểu thanh kí của Nguyễn Du, Tùng của Nguyễn Trãi là những bài có tứ thơ hay.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1.Xác đònh như thế nào là một tác phẩm trữ tình. Kể tên các thể loại tác phẩm trữ tình.
2. Nêu một đònh nghĩa về thơ trữ tình.
3. Trình bày cách tổ chức một bài thơ.