Tại sao nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Thơ Nguyễn Nguyến chúng ta đã đọc và học nhiều nhưng đã bao giờ bạn nghe câu: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam chứng minh cho nhận định trên

Nông thôn là đề tài hết sức quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông viết nhiều, viết đúng và viết hay về thiên nhiên, con người, cuộc sống thôn quê. NK được mọi người suy tôn là thi sĩ của nông thôn quả là xứng đáng.

Trước Nguyễn Khuyến (NK), cảnh thôn quê đã từng xuất hiện ít nhiều trong thơ Nguyễn Trãi:

“Ao cạn, vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen”

Và một số nhà thơ trung đại khác. Nhưng chỉ đến NK, văn học mới thực sự trở về làng quê, về với người dân nơi thôn dã.
Làng cảnh quê hương đi vào thơNK đã nhạt dần những ước lệ công thức mà đậm chất hiện thực.Từ cảnh mùa hè”Trâu già gốc trụi phì hơi nắng” đến bức tranh mùa thu”Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt-Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”; từ cảnh nước lụt” Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách” đến cảnh:” Dở trời mưa bụi còn hơi rét”… tất cả đều mang những nét riêng của vùng chiêm trũng, của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, quê hương của chính nhà thơ.Nhà thơ dồn tất cả những những tình cảm của mình vào tác phẩm, viết về con người và cuộc sống thôn quê.Ông viết về cảnh lụt lội:

“Quai mễ thanh liêm đã lở rồi
Vùng ta âu cũng lụt mà thôi
Gạo dăm ba bát cơ còn kém
Thuế chỉ vài nguyên dáng vẫn đòi
…Đi đâu cũng thấy người ta nói
Mười mấy năm nay cát lại bồi.”

Thiên tai xảy ra làm cho con người đói khổ và lam lũ. NK cùng sống với nhân dân, cùng chịu chung nổi khổ của họ nên những trang viết của ông thấm đẫm niềm đồng cảm ,xót thương. Ông lo lắng cho đời sống người dân khi có lũ tràn về.Lụt lội triền miên làm cho cuộc sống ngày càng thêm đói kém với biết bao lo toan chồng chất đặt lên vai người dân lao động.Lụt lội, mất mùa, miếng ăn còn không kiếm đủ nhưng thuế má vẫn nặng gánh. Nhà nước không lo lắng tới, không biết tới dù chỉ là chút ít nỗi khổ của người dân.

“Bèo nỗi lênh đênh đầu nội sạch.
Lúa chiêm sâu thẳm cánh đồng không”

Ông tả chân thật cảnh vật khi nước dâng cao.Mọi vật đều chìm trong biển nước.Lúa chiêm nằm dưới bao nhiêu lớp nước.Nhà thơ không nói thẳng nhưng thật chất đã vạch ra thảm hoạ, nỗi đói kém trước mắt sẽ xảy đến cho người dân lao động quê ông.

READ:  Tả vườn hoa gần nhà em

Ông viết về lụt lội và còn viết về những thiên tai, mất mùa luôn rình rập ập đến đối với người lao động.Ông viết về họ và cũng là viết về chính bản thân mình, về cảnh sống chung với mọi người.

“Năm nay cầy cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm ,mùa mất mùa.
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
Sớm trưa dưa muối cho qua bửa
Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Thiên nhiên ,tạo hoá vô tình với người dân lao động đã là một lẽ, đằng này ngay cả những quan trên, những bậc phụ mẫu, những bậc được mệnh danh là cha là mẹ dân cũng vô tình trước những thiên tai, mất mùa xảy đến .Người dân vừa phải chịu nỗi khổ mất mùa, vừa phải chịu thuế má nặng nề.Thật là trăm điều khổ.Họ phải chi li, tính toán trong từng chi tiêu dù là nhỏ nhặt nhất, cần thiết nhất trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng dám đi chợ,chẳng dám trầu chè.Rồi những khó khăn, chật vật ấy dẫn họ đến nợ nần :

“Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi
Chục năm chục bảy tính nhiều sao
Ra đường kẻ cả dừng chân hỏi
Vào cửa người sang ngửa mặt chào”

Nợ nần chồng chất, xóm thôn xơ xác tiêu điều, chợ họp phiên giáp tết trong làng trong xóm cũng chẳng thấy nói chuyện mua sắm, chỉ nghe hỏi nợ nần từ năm trước:

“Hàng quán người về nghe xáo xác
Nợ nần năm trước hỏi lung tung”

NK sống trong lòng nhân dân, thấu hiểu cuộc sống khó khăn , vất vả của người nông dân chân lấm tay bùn.Không những thế, ông còn thấu hiểu được bản chất trong sáng của họ:

“Anh em làng xóm xin mời cả
Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là
Chú Đáo làng bên lên với tớ
Ông Từ xóm chợ lại cùng ta”

Qua thơ NK ta thấy rằng tuy cuộc sống nông thôn thiếu thốn đủ bề nhưng sự đầm ấm, chân tình luôn chất đầy không bao giờ vơi cạn.Những phong tục, tập quán trong những dịp lễ tết cũng không hề bị mất đi. Đó là một nét cựa kì đáng quý của người dân lao động tuy nghèo khổ.khó khăn nhưng chất phát, giàu tình nghĩa.

“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt
Ta ước gì được mãi như thế
Hết tết rồi thời lại tết.”

Nhà thơ yêu mến, hoà mình vào những người nông dân chân chất, đầy tình cảm và cùng chia sẻ những niềm vui , hạnh phúc, cùng gánh chịu với họ những khó khăn ,thiếu thốn và mất mát.

NK không những thấy được vẻ đẹp của con người mà ông còn cảm nhận được sâu sắc của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam.Chùm thơ thiên nhiên của Nguyễn Khuyế vô cùng đặc sắc. Nhà thơ đến gần thiên nhiên, nhìn trực tiếp vào thiên nhiên để thưởng thức vẻ đẹp bất ngờ :

READ:  Tả hoạt động đang giảng bài thầy/cô giáo trong một tiết học trước mà em nhớ nhất.

“Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thật oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha
Đàn muỗi bay tơi tả.”

Ta dễ dàng nhận thấy rằng, hình ảnh trong thơ NK vô cùng quen thuộc và bình dị.Đó là những cảnh vật hết sức bình dân, mang đậm nét thôn quê, dân dã.

“Cá vượt khóm lau lên mặt nước
Bướm len lá trúc vượt rèm thưa”

Có được những câu thơ đặc sắc như thế, chắc hẳn rằng NK đã quan sát thiên nhiên dưới cặp mắt vô cùng tinh tế và tài tình.

Và nhắc đến NK, ta không thể không nhắc đến chùm thơ thu của ông .Ta có thể khẳng định rằng, mùa thu trong thơ NK là mùa thu của làng quê Việt Nam.Cả ba bài thơ đều có không gian cao rộng, đúng là không gian của mùa thu xứ Bắc.Đường nét trong cả ba bài thơ đều thanh đạm, hợp với hồn quê, hồn người.Thơ thu NK có trời thu, ao thu, sương khói mùa thu, trăng thu, ngõ trúc quanh co, mang đậm nét vùng quê Bắc Bộ.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
“Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”

Thiên nhiên làng quê trong thơ NK đẹp và giàu hình ảnh, những hình ảnh đặc trưng rất riêng và rất Việt Nam.

Thơ NK có một nông thôn Việt Nam như đã tồn tại từ bao đời nay đồng thời có một nông thôn Việt Nam mang những nét mới, nét riêng chưa hề thấy trong văn học trước đó. NK là nhà thơ sống hoà nhập với nông thôn, gắn bó máu thịt mình với chốn thôn quê bình dị ấy. Có lẽ vì thế mà NK trở thành nhà thơ số một về quê hương làng cảnh Việt Nam.

Bạn vừa đọc xong bài văn Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, mời các bạn tham khảo thêm các bài: Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến