Tăng cường pháp chế là tăng cường quản lý mọi hoạt động của xã hội không để một lĩnh vực nào thiếu sự điều chỉnh của pháp luật hoặc không được pháp luật điều chỉnh tới.
Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có hiệu quả cần phải có nhiều biện pháp khác nhau, kết hợp và thực hiện đồng bộ với nhau, cụ thể:
* Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế:
Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt quá trình củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế được thể hiện ở những mặt sau:
– Đảng đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược toàn diện về công tác pháp chế.
– Trong từng thời kỳ, Đảng đề ra những phương hướng về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, chống vi phạm pháp luật.
– Đảng đề ra những phương hướng chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà trường trong công tác pháp chế.
* Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa:
– Thường xuyên tiến hành hệ thống hoá pháp luật.
– Thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật.
* Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật:
– Đẩy mạnh công tác nghiêm cứu khoa học pháp lý, giải thích pháp luật để làm rõ nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật.
– Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
– Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có đủ trình độ, phẩm chất chính trị và khả năng công tác, sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp chế, pháp luật.
* Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật:
– Thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động của các cơ quan đặc biệt là các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật.
– Phải kết hợp với sự chỉ đạo của Đảng, sự chủ động sáng tạo của các cơ quan có thẩm quyền và sự tham gia của quần chúng.