Trình bày chế định gia nhập điều ước quốc tế

Việc gia nhập điều ước quốc tế là việc một nước tuyên bố thừa nhận một điều ước quốc tế đã có hiệu lực với các nước khác nay cũng có hiệu lực rang buộc với mình. Việc gia nhập điều ước quốc tế chỉ đặt ra với các điều ước mở. Việc gia nhập này cũng chỉ đặt ra với những nước không ký kết điều ước ngay từ đầu.

Điều ước mở là điều ước trong đó có điều khoản cho phép các nước thứ ba gia nhập sau khi điều ước đã có hiệu lực – đồng nghĩa với việc nó chỉ đặt ra với điều ước đa phương.

Gia nhập, giống phê chuẩn và phê duyệt, thường được thực hiện thông qua việc gửi văn kiện gia nhập đến quốc gia hoặc cơ quan của tổ chức quốc tế có chức năng bảo quản điều ước đó. Ngoại trừ một số điều ước quốc tế nhất định, hầu hết các điều ước đa phương đều cho phép các quốc gia gia nhập.

READ:  Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao. Cấp bậc và hàm đại diện ngoại giao;

Thủ tục gia nhập được quy định cụ thể trong phần cuối cùng của điều ước.

Trừ khi điều ước có quy định khác, thời điểm xác định ràng buộc với điều ước quốc tế bằng hình thức gia nhập có thể được tính khi các bên ký kết trao đổi các văn kiện gia nhập tại cơ quan lưu chiểu và khi thong báo những văn kiện gia nhập cho các quốc gia kết ước hoặc cho các cơ quan lưu chiểu.

Tùy từng quốc gia khác nhau mà có những quy định khác nhau về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc gia nhập điều ước quốc tế và khi nào thực hiện hành vi đó. Ví dụ như ở Việt Nam, thẩm quyền quyết định việc gia nhập thuộc Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia 50 điều ước quốc tế đa phương chủ yếu bằng phương thức gia nhập. Trình tự gia nhập điều ước quốc tế đã được quy định tại Điều 12 – Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1998.