Trình bày chủ trương điều chỉnh chiến lược, điều chỉnh dân quyền thể hiện qua các Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 6 (11/1939), BCHTW 7 (11/1940), BCHTW 8 (5/1941) ?

Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 6 (11/1939) :

Tháng 11/1939, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định), do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Nd chủ yếu của chủ trương điều chỉnh chiến lược CM như sau :

Hội nghị nhận định : trong điều kiện lịch sử mới,  giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương và xác định kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất của cách mạng Đông Dương là chủ nghĩa đế quốc và tay sai phản bội dân tộc.

Đây là sự chuyển hướng quan trọng nhất về chỉ đạo chiến lược. Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất” và đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, chống lãi nặng”.

Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “lập chính quyền Xô viết công-nông-binh”, thay bằng khẩu hiệu “lập chính quyền cộng hoà dân chủ”, hình thức nhà nước chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng và phong trào giải phóng dân tộc.

Hội nghị chủ trương tập hợp mọi lực lượng chống đế quốc và tay sai, thu hút tất cả các dân tộc, các giai cấp, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phátxít, giành lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay cho Mặt trận dân chủ.

Lực lượng chính của Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương là công nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Về pp CM, Hội nghị bứơc đầu nêu ra 1 số chuyển hướng về tổ chức, vừa xd những tổ chức hợp pháp, đơn giản, rộng rãi, vừa xd các đoàn thể quần chúng cách mạng… Hội nghị đã quyết định các chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt, phải mật thiết liên hệ quần chúng nhân dân… Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.

Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 7 (11/1940) :

Tháng 11/1940, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy của Đảng đã họp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh). Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh.

Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là chuẩn bị lãnh đạo cuộc “võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”.

Hội nghị nhận định cuộc chiến tranh thế giới càng lan rộng và ác liệt, đế quốc Pháp đã bị bại trận, phát xít Nhật sẽ nhân cơ hội này mở rộng chiến tranh cướp lấy các thụôc địa của Pháp, Mỹ, Anh ở Viễn Đông. Cuộc chiến tranh đế quốc rất có thể chuyển thành chiến tranh giữa phát xít và Liên Xô. Bọn đế quốc hiếu chiến sẽ mau chóng bị Hồng quân Liên Xô và cách mạng thế giới tiêu diệt.

READ:  Đại hội nào được đánh giá là đại hội đổi mới? Theo đồng chí, quan điểm “đổi mới” đó được phát triển như thế nào ở Đại hội X Công đoàn Việt Nam?

Hội nghị nhận định, từ khi Pháp-Nhật cấu kết với nhau áp bức, bóc lột nhân dân ta, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp-Nhật ngày càng trở nên sâu sắc. Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để giành lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập.

Hội nghị khẳng định : chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị Trung ương Đảng năm 1939 là đúng.

Hội nghị nhận định, kẻ thù chính của cách mạng Đông Dương lúc bấy giờ là phát xít Pháp-Nhật. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương là Mặt trận dân t5ôc thống nhất chống phát xít Pháp-Nhật ở Đông Dương.

Hội nghị đã cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời, đồng chí Trường Chinh đựơc phân công làm quyền Bí thư Trung ương Đảng. Hội nghị cũng quyết định chắp mối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận Đảng ở nước ngoài.

Hội nghị đã thảo luận và quyết định hai vấn đề cấp thiết trước mắt :

+Duy trì, phát triển lực lượng vũ trang Bắc Sơn, thành lập những đội du kích, dùng hình thức vũ trang công tác, khi cần thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ sinh mạng tài sản của nhân dân…

+Hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vì ở miền Nam chưa có đủ điều kiện bảo đảm cho khởi nghĩa thắng lợi. Đặt vấn đề khởi nghĩa nam Kỳ vào chương trình nghị sự.

Hội nghị đã có chủ trương đúng về hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kỳ.

Hội nghị : Ban chấp hành Trung ương 8 (5/1941)

Tháng 5/1941, NAQ chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng tại Pắc Bó (Cao Bằng).

Về tình hình quốc tế : Hội nghị nhất trí với những đánh giá của các Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 và tháng 11/1940. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất cụôc Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới đã gây ra nhiều tai họa cho nền văn minh của xã hội loài người, nhưng kết quả lớn nhất là, nếu tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô-một nước XHCN, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước XHCN, do đó mà cách mạng nhiều nứơc thành công.

Về tình hình Đông Dương : Hội nghị nhận định từ khi bùng nổ chiến tranh, các tầng lớp nhân dân Đông Dương đều bị điêu đứng, quyền lợi tất cả các giai cấp đều bị cướp giật.

Căn cứ sự phân tích tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

READ:  Vì sao nói Cu-Ba là "hòn đảo anh hùng"? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba? Em biết gì về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa lãnh tụ Phiđen Caxtơrô, nhân dân Cu-Ba với Đảng, chính phủ và nhân dân ta?

Về tình hình của cuộc cách mạng : Hội nghị chỉ ra : cụôc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cụôc cách mạng phải giải quyết 2 vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cụôc cách mạng chỉ phải giải quyết 1 vấn đề cần kíp “dân tộc giải phóng”, vì vậy cụôc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cụôc cách mạng dân tộc giải phóng.

Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu rụông đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”

Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp-Nhật, “sẽ thành lập 1 Chính phủ nhân dân của VN dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”.

Vấn đề mặt trận dân tộc thống nhất : Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cách mạng VN, Lào, Campuchia, theo đề nghị của đồng chí NAQ, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước VN, Lào, Campuchia. Ở VN, Hội nghị chủ trương thành lập mặt trận VN độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.

Về khởi nghĩa vũ trang : Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại.

Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Hội nghị cử ra Ban chấp hành Trung ương Đảng, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư.