1. Tên bài viết (bắt buộc)
• Ngắn, gọn, chính xác
• Xu thế lựa chọn chủ đề hẹp
2. Đối tượng đọc bài viết (bắt buộc)
• Xác định độc giả bài viết là ai? Người lao động, chuyên gia, chính phủ,.. để có văn phong phù hợp
3. Tác giả và địa chỉ (bắt buộc)
4. Tóm tắt (không bắt buộc)
• Tóm lược nghiên cứu sao cho khơi dậy tính hiếu kỳ của độc giả
5. Vấn đề nghiên cứu (bắt buộc)
• Xác định lĩnh vực nghiên cứu
• Thu hẹp lĩnh vực nghiên cứu thành chủ đề nghiên cứu
• Xác định vướng mắc
• Nêu vấn đề nghiên cứu
• Làm rõ những gì mà các tác giả khác làm và những gì mà tác giả dự kiến làm.
• Giới hạn không gian và thời gian
6. Câu hỏi nghiên cứu (bắt buộc)
• Phải trả lời trong suốt bài viết
• Tối đa là từ 3 đến 4 câu hỏi
• Phải là sự đánh đổi/lựa chọn hơn là “câu trả lời đã được biết trước”.
• Câu hỏi nghiên cứu rộng thì phải tách ra thành các câu hỏi hẹp.
7. Giả thiết nghiên cứu (không bắt buộc)
• Phải được đặt sau câu hỏi nghiên cứu
• Giả định được xây dựng trên vấn đề nghiên cứu và khung lý thuyết
• Thường là câu hỏi mà chỉ có hai lựa chọn là có hay không? (Yes/No)
8. Phương pháp nghiên cứu (bắt buộc)
• Thống kê mô tả và so sánh (sử dụng với kiểm định chi–squared): Một chiều, hai chiều, ba chiều và hơn ba chiều.
• Phân tích tương quan, ma trận tương quan và ý nghĩa thống kê.
• Phân tích hồi quy (Regression analysis)
• Phân tích chuỗi thời gian (SARIMA)
• Mô hình hóa, ma trận hạch toán xã hội, CGE/Mô phỏng
• Phân tích thành tố (Factor analysis)
• Phỏng vấn
• SWOT, PEST, MICE
• Tiếp cận thể chế (Institutional approach)
• Chi phí lợi ích (CBA)
9. Dữ liệu nghiên cứu (bắt buộc)
• Dữ liệu sơ cấp
• Dữ liệu thứ cấp
10. Mô hình lý thuyết (bắt buộc)
• Các nghiên cứu trước đây
• Phân loại và đánh giá
11. Nghiên cứu thực nghiệm (không bắt buộc)
• Nghiên cứu thực nghiệm được xem là bằng chứng của các lý thuyết.
• Nghiên cứu thực nghiệm thường cho các kết quả trái chiều nhau, do:
• Các quốc gia, vùng có giai đoạn phát triển khác nhau
• Khác nhau về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị, thể chế
• Chính sách kinh tế và xã hội khác nhau
• Cách tiếp cận vấn đề khác nhau, số liệu và mô hình khác nhau
• Nên tổng kết thành thành một bảng nghiên cứu thực nghiệm, có các tiêu thức sau: Không gian, thời gian, phương pháp tiếp cận, kết quả nghiên cứu.
12. Phân tích thống kê và mô tả (không bắt buộc)
• Sử dụng bảng thống kê một chiều, hai chiều, ba chiều và hơn nữa. Cần thiết phải sử dụng bảng thông kê chi–squared để kiểm tra sự khác biệt.
• Trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng số liệu và đưa ra các kết quả sơ bộ (xu thế, tương quan, cơ chế vận hành nếu có thể)
• Mục tiêu là kiểm định sơ bộ giả thiết nghiên cứu đặt ra ở trên.
• Dùng hình vẽ, sơ đồ minh họa
13. Mô hình cụ thể (bắt buộc)
• Số liệu sử dụng trong mô hình (sơ cấp, thứ cấp)
• Mô tả bộ số liệu
• Kỹ thuật lấy mẫu (sampling techniques)
• Tính đại diện và khái quát của bộ số liệu để có thể suy ra kết luận cho tổng thể nghiên cứu hay chỉ kết trong mẫu nghiên cứu.
• Tùy theo vấn đề nghiên cứu mà có mô hình thích hợp.
• Chú ý đến giả thiết và giới hạn của mô hình
• Thử hình dung ra cách nới rộng các giả thiết và giới hạn này (mô phỏng ở các kịch bản khác nhau)
• Bình luận ưu nhược điểm của từng kịch bản.
• Nếu kết quả nghiên cứu nhất quán với phần phân tích thống kê mô tả và so sánh thì bạn đã có lời giải mạnh về vấn đề nghiên cứu.
• Giải thích kết quả nghiên cứu: Giả thiết, ý nghĩa thực tiễn (cải tiến gì?); ý nghĩa về học thuật (nghiên cứu tiếp theo là gì?)
14. Kết luận (bắt buộc)
• Tóm lược phương pháp nghiên cứu
• Tóm lược các khám phá chính
• Kiến nghị (nếu có)
• Hạn chế của đề tài nghiên cứu
• Hướng nghiên cứu mở rộng
15. Phụ lục và tài liệu tham khảo (bắt buộc)
• Nếu bảng biểu dài khoảng từ ¾ trang giấy trở lên, nên để vào phần phụ lục để người đọc tiện theo dõi bố cục toàn bài viết.
• Phần lý thuyết đề cập đến dài dòng, cũng nên để vào phần phụ lục.
• Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC.