Trình bày khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc

– Bản sắc là những nét riêng, những đặc trưng của sự vật, hiện tượng giúp phân biệt nó với những sự vật, hiện tượng khác.

– Bản sắc dân tộc là sắc thái bao quát một cách uyển chuyển, linh hoạt những đặc điểm của dân tộc tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc ấy, không thể đồng nhất với các dân tộc khác trong cộng đồng khu vực hay cộng đồng loài người.

– Bản sắc văn hoá của dân tộc là cách thức xây dựng nền văn hoá của dân tộc, là sự lan toả sắc thái tư duy, tâm hồn, trí tuệ, ngôn ngữ, phong độ, cung cách, hành vi ứng xử trong văn chương nghệ thuật, trong lao động sáng tạo ra vật chất mang tính độc đáo của dân tộc.

– Bản sắc văn hoá dân tộc là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hoá nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có những nét ưu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó.

READ:  Văn hóa gốc nông nghiệp điển hình nhất phân bố ở đâu trên bản đồ thế giới cổ đại?

Các yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc

  • Sự gắn kết giữa Nhà – Làng – Nước
  • Ngôn ngữ
  • Tôn giáo