Trình bày khái niệm, ưu nhược điểm của chiến lược hướng nội trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội?

1. Khái niệm chiến lược hướng nội:

Chiến lược hướng nội là cách gọi theo ý nghĩa triết học; theo đó, chiến lược được hoạch định theo các yếu tố bên trong của sự phát triển.

* Khái niệm: Chiến lược hướng nội chỉ dựa vào sự nỗ bên trong, dựa vào sự khai thác và huy động mọi nhân tố nội tại cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Đặc trưng của chiến lược hướng nội:

– Tự thân xây dựng hoặc phấn đấu xây dựng hệ thống, cơ cấu kinh tế quốc dân hoàn chỉnh (tính tự lực cánh sinh).

– Tính khép kín, không quan hệ với bên ngoài (bế quan tỏa cảng).

2. Ưu nhược điểm của chiến lược hướng nội trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

2.1. Về ưu điểm:

Đảm bảo độ an toàn cao trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các mặt: độc lập, tự chủ của đất nước; bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không chịu sự tác động của các độc tố ngoại lai khác.

2.2.Nhược điểm:

– Không tranh thủ dược nguồn lực bên ngoài: vốn, nguyên liệu, công nghệ, chất xám nói chung,… Điều này có ý nghĩa không chỉ đối với các nước nghèo tiềm năng mà ngay cả đối với các nước giàu, vì trên thực tế không có quốc gia nào thiếu hoàn toàn cũng không có quốc gia nào đủ hoàn toàn.

READ:  Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của Việt Nam trong thu hút FDI từ Nhật Bản?

– Bỏ phí các tiêm năng, bỏ lỡ các cơ hội: các tiềm năng không được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả do thiếu các nguồn lực, thị trường; bỏ lỡ các cơ hội hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế – xã hội và các vấn đề toàn cầu khác.

– Nền kinh tế kém năng động, tạo sự ỷ lại, sức ỳ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (theo kiểu “trong nhà nhất mẹ nhì con”).

2.3/ Sự cần thiết và thực tế tồn tại của chiến lược hướng nội:

Là một chiến lược ưu ít, nhược nhiều, song torng thực tế phát triển kinh tế – xã hội của không ít các quốc gia chiến lược trên vẫn tồn tại và tỏ ra có hiệu quả (ít nhất là trong một giai đoạn lịch sử nhất định), do các lý do sau:

Một là, về khách quan: Điều kiện quan hệ quốc tế không thuận lợi, có thể do các nguyên nhân sau:

– Không thể có quan hệ phân công hợp tác quốc tế (do vậy phải xây dựng nền kinh tế quốc dân hoàn chỉnh để “tự cung tự cấp”)

– Quốc tế chưa hiểu biết để sẳng ràng hợp tác.

READ:  Các bài tập thường gặp trong môn Bảo hiểm doanh nghiệp

– Do sự vây hãm, cản phá của các thế lực đen tối ngăn cản hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, về chủ quan:

– Quốc gia có tiềm năng dồi dào (tài nguyên, nguồn nhân lực, tay nghề truyền thống,..), thị trường rộng lớn tương ứng và đáp ứng được phát triển nền kinh tế quốc dân bản địa.

– Hoàn cảnh quốc gia chưa cho phép, do vì:

+ Nội lực chưa đủ mạnh, về: kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực,…

+ Kinh nghiệm quản lý kinh tế đối ngoại.

+ Sự chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, hệ thống pháp luật và tinh thần chưa sẳn sàng, tự tin cho hội nhập kinh tế q uốc dân

– Sự sai lầm của Nhà nước (nguyên nhân này ít xảy ra).

Cho dù bất cứ nguyên nhân nào, việc duy trì lâu dài chiến lược hướng nội cũng tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia.