Trình bày kinh tế giai đoạn kháng chiến 1945 – 1946 – LSKT

1. Những khó khăn về KT:

-Nạn đói có nguy cơ tiếp diễn: miền Bắc bị mất mùa do trận lụt lớn làm 9 tỉnh ở phía Bắc bị vỡ đê

-Khó khăn về tài chính – tiền tệ:

+Ngân sách của Chính phủ gần như trống rỗng, nguồn chi tiêu phụ thuộc vào Pháp (Ngân hàng Đông Dương).

+Tiền tệ bị phụ thuộc vào Pháp, ở miền Bắc xuất hiện thêm tiền quan kim,quốc tệ do quân Tưởng mang sang.

-Nền KT nghèo nàn, lạc hậu – hậu quả chế độ thực dân phong kiến để lại

kinh tế giai đoạn kháng chiến 1945 - 1946
Ảnh minh họa: kinh tế giai đoạn kháng chiến 1945 – 1946

2. Biện pháp KT của Đảng và Chính phủ:

a. Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói:

-Kêu gọi tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong nhân dân.

-Khuyến khích đẩy mạnh tăng gia sx, nhà nước đưa nhiều biện pháp để hỗ trợ người nông dân. Tạm cấp đất hoang cho dân nghèo, sửa chữa, củng cố đê điều. Vận động nhân dân nhanh chóng cấy tái giá, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, cung cấp giống, nông cụ.

-Ban hành 1 số sắc lệnh nhằm giải quyết khó khăn về lương thực, cấm đầu cơ tích trữ lương thực, tạo điều kiện cho lưu thông thóc gạo giữa các vùng, khuyến khích chuyển gạo từ Nam ra Bắc để cứu đói.

-Cấm xuất cảng các sản phẩm lương thực, yêu cầu địa chủ giảm tô 25% …

=> sau hơn 1 năm lượng lương thực và hoa màu đầu được tăng lên. Từ tháng 9 -12/1945, diện tích trồng hoa màu ở Bắc bộ tăng 3 lần, năm 1946 so với năm 1944 sản lượng lúa vượt 38,8% nhờ đó nạn đói bị chặn đứng.

READ:  Kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì từ 1982 đến nay (điều chỉnh KT các nước TBCN từ 1982- nay)

b. Đấu tranh xây dừng nền tài chính – tiền tệ độc lập:

* Tài chính:

-Chính phủ kêu gọi sự ủng hộ và giúp dỡ của nhân dân thông qua phong trào: “quỹ độc lập”,“tuần lễ vàng”.. Kết quả: chính phủ đã thu được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

-Xây dựng chế độ thuế mới: xoá bỏ những thuế bất công vô lý ,miễn giảm 1 số loại thuế Đến cuối năm 1946 nhà nước có hệ thống thuế riêng tạo nguồn thu cho ngân sách.

-Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, tập trung cho 3 nhiệm vụ cấp bách: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, nhưng chủ yếu là xây dựng quỹ quốc phòng , xây dựng quân đội, khôi phục KT và giải quyết nạn đói.

* Tiền tệ:

-Vẫn sử dụng đồng Đông Dương và có chính sách ngăn chặn sự phá hoại của địch.

-Nhà nước bí mật phát hành tiền để tạo niềm tin cho nhân dân

-1/1946: phát hành giấy bạc VN từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam trung bộ vì ở đây không có quan đội nước ngoài chiếm đóng.

-8/1946: Mở rộng phát hành từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc trung bộ

-11/1946: quốc hội khoá 1 quyết định phát hành tiền giấy trong cả nước.

=>Hơn 1 năm sau khi thành lập, chúng ta đã có đồng tiền riêng của mình, được pháp luật cho phát hành trên cả nước, được nhân dân ủng hộ và tín nhiệm.

READ:  Trình bày điều chỉnh kinh tế Mỹ 1983 đến nay

* Phục hồi công thương nghiệp và chuyển dần nền KT sang thời chiến:

-Với CN: xoá bỏ đặc quyền của tư bản Pháp trong 1 số lĩnh vực; tiếp tục cho tư bản Pháp được kinh doanh; khuyến khích tư nhân kinh doanh CN; chính phủ trực tiếp khôi phục, sửa chữa 1 số cơ sở CN…

-Về giao thông: Chính phủ đã thủ tiêu quyền kinh doanh xe lửa và giao cho bộ giao thông công chính quản lý. Tiến hành khôi phục, sửa chữa những cơ sở giao thông vận tại bị tàn phá sau chiến tranh.

-Với thương nghiệp: khuyến khích tự do lưu thông hàng hoá. Nhà nước nắm chủ quyền ngoại thương…

-Chuyển dần KT sang thời chiến:

+Ở những thành phố Pháp chiếm lại, ta tiến hành triệt để bao vây, phá hoại KT, bất hợp tác KT với địch.

+Ở những vùng nông thôn nơi Pháp đánh rộng ra, chúng ta thực hiện chính sách “vườn không nhà trống” để gây khó khăn cho địch,

+ Cả nước thực hiện phong trào “ủng hộ kháng chiến Nam bộ”. Nhân dân miền Bắc và miền Trung đã góp công, góp của để chi viện cho miền Nam.