Trình bày Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh nghiệp với khách hàng, các đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. Trong thời kỳ kinh tế đa dạng và đầy biến động ngày nay, các đối tác bên ngoài thường suy xét rất kỹ càng, các mối quan hệ dựa vào uy tín đối với doanh nghiệp

Kết quả hình ảnh cho Lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

[toc]

1. Đối với doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, có vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp, là nền tảng, là mục tiêu, là động lực và là hệ điều tiết của sự phát triển. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm xung đột, điều phối và kiểm soát, tạo động lực làm việc hay tạo lợi thế cạnh tranh.

a. Giảm xung đột giữa các thành viên và giữa cá nhân và tập thể

Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì yếu tố văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Văn hóa doanh nghiệp còn đóng một vai trò then chốt trong việc giải quyết tận gốc rễ vấn đề xung đột quyền lợi giữa cá nhân và tập thể. Doanh nghiệp và các cá nhân trong doanh nghiệp có sự khác nhau về mục tiêu và đó là một vấn đề lớn trong quản trị. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp có thể hướng tất cả các thành viên về một mục tiêu chung là sự tự nguyện, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung.

b. Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết, các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc,… Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ góp phần định hướng tốt cho doanh nghiệp trong tất cả các mặt của doanh nghiệp như phong cách lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa chất lượng, văn hóa tổ chức. Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

c. Tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp không phải là những quy định cứng nhắc, cản trở tính sáng tạo của thành viên, ngược lại, những quan niệm chung về giá trị doanh nghiệp và những mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên mà văn hóa doanh nghiệp mang lại sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh, thúc đẩy khả năng đổi mới và sáng tạo của nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc của mình làm, giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diễn vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng. Đây là lợi ích quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp bởi vì không có gì quý giá yếu tố con người trong doanh nghiệp, con người là nhân tố chủ chốt quyết định tất cả sự thành bại của doanh nghiệp.

READ:  Tổng hợp câu hỏi và đề thi Đấu thầu quốc tế

d. Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

2. Đối với bên ngoài doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là sức hấp dẫn của doanh nghiệp với khách hàng, các đối tác, cơ quan quản lý, chính phủ, tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp giúp phân biệt với các doanh nghiệp khác. Trong thời kỳ kinh tế đa dạng và đầy biến động ngày nay, các đối tác bên ngoài thường suy xét rất kỹ càng, các mối quan hệ dựa vào uy tín đối với doanh nghiệp hơn là những cái lợi trước mắt. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp giúp cũng cố các mối quan hệ với bên ngoài doanh nghiệp cũng như là yếu tố thu hút khách hàng, đối tác đến với doanh nghiệp. Cụ thể:

– Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm, tự hào khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẽ trung thành hơn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, dễ dàng chấp nhận sản phẩm mới của doanh nghiệp, khó bị lôi kéo bởi những mặt hàng thay thế cạnh tranh khác của đối thủ. Hơn nữa, họ có thể là những người tuyên truyền, quảng cáo đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp.

– Các đối tác sẽ tin tưởng hơn khi giao dịch với doanh nghiệp và họ có thể đưa ra những mức giá ưu đãi, cùng hỗ trợ doanh nghiệp trong những lúc khó khăn, giữ vững những cam kết với doanh nghiệp.

– Cơ quan quản lý, chính phủ khi tiếp xúc với các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt thì sẽ được tin tưởng hơn, do đó có thể giảm bớt những thủ tục không cần thiết. Hơn nữa, doanh nghiệp còn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của cơ quan quản lý, chính phủ trong việc kinh doanh.

READ:  Trình bày những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp

3. Đối với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng chính là xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng văn hóa tổ chức; xác định văn hóa trong kinh doanh, văn hóa lãnh đạo, văn hóa chất lượng,… ;xác định mục tiêu, định hướng cho sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Kết tinh của các giá trị văn hóa này sẽ tạo ra thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tùy theo đặc tính của sản phẩm hay chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mà có có nhiều tên sản phẩm thuộc một doanh nghiệp như là Công ty Unilever có Dove, Omo, Sunsilk,… hay chỉ có một tên gọi của công ty cho tất cả những sản phẩm của mình, như là Sony có các sản phẩm về ti vi, máy nghe nhạc, điện thoại di động, loa đều mang nhãn hiệu Sony.

Thương hiệu sản phẩm tạo ra vị thế về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng nhìn vào thương hiệu sản phẩm để đánh giá chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, thương hiệu doanh nghiệp giúp người tiêu dùng đánh giá về mức độ uy tín, đạo đức của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng, đối tác và chính phủ, để không có sự tiếp tay cho những doanh nghiệp không có hình thức kinh doanh đúng đắn, có thể gây hại cho con người và môi trường. Tóm lại, tất cả những vai trò trên của văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển bền vững, để tạo ra mục đích cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp – yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Có thể nói khi tất cả những cái khác mất đi mà văn hóa doanh nghiệp vẫn còn thì doanh nghiệp vẫn còn cơ hội tồn tại và phát triển, nhưng ngược lại nếu như văn hóa đã mất thì doanh nghiệp không thể trường tồn được. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có tạo ra bản sắc riêng của văn hóa doanh nghiệp.