Trình bày những hiểu biết của em về những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế?

[toc]

Mác và Ph. Ăng-ghen:

– C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động. Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng Đức và châu Âu.

– Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.

– Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn với nhau, cùng hoạt động cách mạng.

Sự ra đời của “Đồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”:

– Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu “Đồng minh của những người chính nghĩa”, sau đó hai ông đã cải tổ thành “Đồng minh của những người cộng sản”. Đây là chính Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.

READ:  Cách mạng công nghiệp là gì? Nó đã được tiến hành ra sao? Hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công nghiệp?

– Tháng 12 – 1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng XHCN.

Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 – Quốc tế thứ nhất:

– Sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục diễn ra quyết liệt: Ở Pháp, ngày 23 – 6 – 1848, công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa vũ trang kéo dài trong bốn ngày. Ở Đức, công nhân và thợ thủ công nổi dậy đấu tranh làm giới chủ khiếp sợ.

– Ngày 28 – 9 – 1864, công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập “Hội Liên hiệp lao động quốc tế”, lấy tên là Quốc tế thứ nhất. Mác là đại biểu của công nhân Đức và đã trở thành “linh hồn” của Quốc tế thứ nhất.

READ:  Sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các tổ chức nào? Nêu sự thành lập và mục tiêu của các tổ chức đó?

– Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua đó thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.